16:51 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Muốn phát triển, HTX cần đẩy mạnh liên kết

Thứ bảy - 30/06/2018 10:36
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vai trò của HTX càng quan trọng hơn, nếu không hợp tác với nhau thì sẽ không thể cạnh tranh. Muốn cạnh tranh cần phải đẩy mạnh xây dựng các mô hình HTX hoạt động hiệu quả, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Tại buổi làm việc với hệ thống Liên minh HTX Việt Nam mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: "Việc hình thành HTX gắn với chuỗi giá trị còn gặp nhiều khó khăn là do "anh nào biết phận anh đó". Thời gian tới, chúng ta cần tổ chức lại sản xuất, có sự chỉ đạo phát triển chuỗi giá trị, có sự phân công và hợp tác từ doanh nghiệp (DN), liên minh HTX và các HTX, tổ hợp tác".

Hiệu quả nhờ liên kết

Chia sẻ thành công nhờ mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm cà phê, ông Nguyễn Văn Phúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp Công bằng Ea Kiết (Đăk Lăk), cho biết nhờ sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh cùng với nguồn lực của HTX, HTX đã tạo nên mô hình sản xuất khép kín từ tổ chức sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc đến liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Giá bán sản phẩm ổn định cao hơn so với thị trường từ 2,5-3 triệu đồng/ tấn. Lợi nhuận hàng năm bình quân mỗi hộ thành viên tăng lên từ 15-20 triệu đồng so với những hộ không tham gia vào HTX.

Cụ thể, HTX Ea Kiết ký kết hợp đồng đảm bảo tiêu thụ sản phẩm với công ty TNHH DakMan Việt Nam mỗi năm, nhờ đó, HTX đã được nhiều khách hàng trên thế giới biết đến và đặt mua sản phẩm thông qua công ty như Hà Lan, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Anh…

HTX còn liên kết với các công ty cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có uy tín, đảm bảo chất lượng nhằm giảm bớt khâu trung gian để cung cấp cho thành viên với giá rẻ hơn thị trường 200-300 đồng/ kg. Ngoài ra, hàng năm, HTX còn ký kết với các nhà khoa học chuyên ngành về nông nghiệp để tổ chức các lớp tập huấn cho các thành viên về khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê.

Để có điều kiện phát triển hơn nữa, ông Nguyễn Văn Phúc kiến nghị Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhiều hơn nữa để các DN đầu tư, liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa. Đồng thời có chính sách hỗ trợ HTX mở rộng thị trường, liên kết theo chuỗi giá trị, chính sách hỗ trợ cho HTX về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

Hiệu quả là vậy, nhưng sản xuất theo chuỗi đang là vấn đề khá khó khăn, xa lạ của nhiều HTX hiện nay. Ông Phan Chánh Thi, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bến Tre, chia sẻ: Thời gian qua, đa số HTX trên địa bàn tỉnh mới chỉ làm cầu nối, trung gian liên kết với DN để thực hiện cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu cho các thành viên HTX (HTX được hưởng hoa hồng từ DN để có kinh phí hoạt động) hoặc làm một số dịch vụ phục vụ sản xuất cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăm sóc); một số ít HTX thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ theo mô hình chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Đa phần HTX chưa tự thực hiện các dịch vụ như tiêu thụ sản phẩm, bảo quản, chế biến nông sản cho các thành viên.

"Nhà nước nắm bắt tình hình hoạt động của các HTX, hàng năm có đánh giá, phân loại, xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ", ông Thi kiến nghị.

thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-JPG-5757-1530

Một lợi thế của HTX không thể bỏ qua là xu hướng liên kết với DN, kể cả DN nước ngoài – vốn có tiềm lực lớn về tài chính, công nghệ và khả năng tổ chức thị trường đầu tư vào nông nghiệp, đang ngày càng tăng lên.

Cần quan tâm hơn

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, ai có sức cạnh tranh cao hơn thì người đó sẽ tận dụng được cơ hội và sẽ giành chiến thắng. Sức cạnh tranh phụ thuộc vào sức cạnh tranh của sản phẩm và năng lực thị trường, mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất.

Vì vậy, phải tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó có nội dung tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. Tạo ra những vùng sản xuất lớn trên cơ sở tập trung ruộng đất theo các mô hình khác nhau, tùy theo đặc điểm từng vùng và tập quán ở mỗi địa phương. Mô hình HTX kiểu mới là một phương thức tổ chức sản xuất và là mô hình được nhiều địa phương lựa chọn vì đáp ứng được điều này.

Theo ông Tuyển, một lợi thế của HTX không thể bỏ qua là xu hướng liên kết với DN, kể cả DN nước ngoài – vốn có tiềm lực lớn về tài chính, công nghệ và khả năng tổ chức thị trường đầu tư vào nông nghiệp đang ngày càng tăng lên.

Những DN này không thể là đối tác với từng hộ nông dân riêng lẻ, họ chỉ có thể liên doanh hoặc chọn là đối tác hợp tác với đại diện duy nhất của các hộ nông dân, HTX chính là đại diện duy nhất đó.

Với tất cả những lợi thế và khả năng trên, HTX có vai trò rất quan trọng và vị trí nổi trội trong việc hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất và mở rộng thị trường, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông dân trong một nền sản xuất đi lên từ kinh tế hộ gia đình.

Thực tiễn chứng tỏ không chỉ những nước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam mới phát triển HTX, mà ngay cả những nước tư bản phát triển, HTX cũng được các hộ nông dân tự nguyện thành lập và ngày càng chứng tỏ hiệu quả của phương thức này trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, cho rằng trong thời gian tới, có thể tỷ lệ đóng góp của khu vực HTX trong GDP dự kiến sẽ không tăng đột biến nhưng HTX vẫn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế hộ gia đình nhỏ, manh mún, nền sản xuất hàng hóa phi tiêu chuẩn sẽ không còn chỗ đứng, không có khả năng cạnh tranh và không thể tồn tại.

Mô hình HTX là mô hình tối ưu trong việc hỗ trợ các hộ gia đình phát triển sản xuất hiệu quả, tạo vị thế bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong thị trường. Những hiện tượng trong những năm qua như được mùa mất giá, sản xuất dư thừa không có thị trường tiêu thụ, "giải cứu" dưa hấu, thịt lợn, củ cải… sẽ còn tiếp diễn nếu các hộ nông dân tiếp tục sản xuất kinh doanh đơn lẻ, cá thể như hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với cạnh tranh gay gắt, vai trò của HTX càng quan trọng hơn nữa. Nếu không hợp tác với nhau thì sẽ không thể cạnh tranh.

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển HTX ở Đức, ông Helmut Pabst, Giám đốc dự án DGRV tại Việt Nam, cho biết khi nhắc đến nền kinh tế Đức, điều đầu tiên mọi người nghĩ tới là những công ty lớn như Siemens, Bayer, Volkswagen, BMW… Nhưng trong thực tế, khu vực HTX với tổng cộng hơn 5.000 HTX mới là thành phần kinh tế lớn nhất ở Đức chứ không phải những công ty này.

Tại Đức, các quy định đã từng bước tạo ra một sân chơi bình đẳng (không có đặc quyền và cũng không có các hạn chế) cho các HTX. Khu vực HTX luôn hoạt động độc lập khỏi khu vực nhà nước và khu vực công. Tất nhiên, để thành công như hiện nay, HTX cần nhiều yếu tố hỗ trợ hơn nữa.

"Muốn phát triển như Đức, các HTX Việt Nam cần được sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa từ Nhà nước, đồng thời chính bản thân phải nỗ lực, bởi khu vực HTX tại Việt Nam không thể đợi thêm 150 năm nữa như các HTX Đức đã trải qua để đạt được trình độ phát triển như hiện nay", ông Helmut Pabst nhấn mạnh.

Thy Lê/thoibaokinhdoanh.vn

Ông Nguyễn Trí Công - Giám đốc HTX Dịch vụ và Chế biến Đồng Hiệp (Đồng Nai)

Để ngành chăn nuôi phát triển cần xây dựng kênh thông tin, tuyên truyền đến người chăn nuôi về giá cả thị trường, tình hình lưu thông sản phẩm trong và ngoài nước để người dân điều chỉnh việc tái đàn. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo các chuỗi liên kết cả chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ, thông qua việc thành lập các tổ hợp tác, HTX để liên kết sản xuất chuỗi sản xuất.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam

Liên minh HTX Việt Nam sẽ đẩy mạnh xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị ở các tỉnh, thành phố bằng nguồn lực của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và huy động nguồn khác. Kế hoạch 2018-2020 là xây dựng 500 HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó tập trung cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để làm được điều này, Liên minh sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy trình xây dựng mô hình, huy động đội ngũ cán bộ có năng lực, tổ chức các đoàn công tác ở các vùng kinh tế, xây dựng mô hình theo yêu cầu của địa phương và hợp đồng ký kết với các tập đoàn, DN gắn với nhà máy chế biến, hệ thống siêu thị, DN xuất khẩu.

Ông Trần Bá Tượng - Chủ tịch HĐQT HTX Mây tre An Khê (Đà Nẵng)

Trong xu thế phát triển chung trong nước và thế giới, liên kết để phát triển là một chủ trương đúng đắn, phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Thông qua liên kết các hộ thành viên phát triển làng nghề truyền thống, HTX đã hỗ trợ các làng nghề tìm hướng đi cho sản phẩm, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, mang lại những giá trị mới về vật chất và tinh thần, giúp cho các DN mạnh dạn tìm đối tác lớn để phát triển ngành truyền thống cùng nhau phát triển bền vững.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cạnh tranh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 239

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 238


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1208846

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71436161