10:14 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành thủy sản mục tiêu xuất khẩu đạt 1,55 triệu tấn năm 2015

Thứ tư - 15/02/2012 11:18
Ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 1,55 triệu tấn vào năm 2015, đạt 1,9 triệu tấn vào năm 2020.

 

Ngày 2/2/2012, Thủ tướng ký Quyết định số 124/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó có định hướng phát triển chế biến thủy sản đến năm 2015 - 2020.

 

Theo đó, lượng hàng hóa thủy sản xuất khẩu đạt 1,55 triệu tấn vào năm 2015, đạt 1,9 triệu tấn vào năm 2020; tăng công suất chế biến từ 6,5 nghìn tấn/ngày lên 10 nghìn tấn/ngày; hệ thống kho lạnh thủy sản tăng 630 nghìn tấn để đạt tổng công suất khoảng 1,1 triệu tấn.

 

Đối với chế biến đông lạnh: Thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, nhất là những thiết bị lạnh sử dụng môi chất lạnh phá hoại tầng ôzôn phải được loại bỏ hết từ nay đến năm 2030; đầu tư chiều sâu là chủ yếu nhằm sản xuất ra nhiều mặt hàng giá trị gia tăng và nâng công suất sử dụng lên 70% so với 40 - 50% như hiện nay.

 

Riêng ĐBSCL, đến năm 2015 cần xây mới các nhà máy chế biến cá tra với loại công suất trung bình 7,5 nghìn tấn sản phẩm/năm để đáp ứng lượng cá tra nuôi tăng lên 1,5 triệu tấn vào năm 2015 và nâng công suất các nhà máy hiện có lúc đó để chế biến hết 2 triệu tấn cá tra vào năm 2020.

 

Đối với chế biến bột cá: Không khuyến khích phát triển năng lực chế biến, tập trung nâng công suất sử dụng lên trên 70% ở miền Bắc và miền Trung.

 

Đối với chế biến hàng khô: Giảm sản lượng hàng khô chất lượng thấp, tăng sản lượng hàng có giá trị gia tăng cao, tăng chất lượng hàng khô XK và giữ mức sản lượng ổn định 30 nghìn - 40 nghìn tấn/năm.

 

Đối với chế biến đồ hộp: Nâng mức sử dụng công suất lên 80 - 90% bằng việc nhập nguyên liệu cá ngừ, cá trích, bạch tuộc... Đa dạng mặt hàng đồ hộp, tăng khối lượng cung cấp cho thị trường nội địa và XK.

 

Xây dựng thêm hệ thống kho lạnh lớn để dự trữ sản phẩm khắc phục tính mùa vụ, điều tiết thị trường và phục vụ cho xuất hàng...

 

Nguồn Chinhphu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 87


Hôm nayHôm nay : 40288

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 557790

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70785105