13:54 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhà nông chơi công nghệ cao...

Thứ năm - 15/03/2018 03:46
Đến nay đã có 8 ngân hàng thương mại cam kết dành nguồn vốn khoảng 135.000 tỷ đồng để cho vay các dự án công nghệ cao trong nông nghiệp có hiệu quả.

Đầu tư nhà màn chống côn trùng, nhà lưới hệ thống tưới tự động, máy phun sương, hệ thống đo ẩm… trị giá hàng tỷ đồng để trồng rau hay nuôi lợn, thả cá không còn là chuyện “lạ” với nhiều nông dân.

Anh Phạm Văn Trình ở tiểu khu 34, xã Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La - Chủ nhân vườn chanh leo trĩu quả chia sẻ, khu đất này trước kia đầy sỏi đá, trồng cây gì cũng khó. Nhưng nhờ có Hợp tác xã Chanh leo hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật trồng, Agribank Mộc Châu cung cấp vốn nên gia đình anh Trình mới dám phá bỏ vườn mận để trồng chanh leo.

“1ha đất này nếu trồng mận chỉ cho thu hoạch khoảng 200 triệu đồng, nhưng với chanh leo thì giá trị gấp 3 lần, lợi nhuận đạt khoảng 450 - 500 triệu đồng/ha. Chính vì thế chỉ qua 1 vụ thôi, tôi đã đủ tiền trả nợ ngân hàng, sớm hơn so với kế hoạch 1 năm. Tới đây, tôi muốn vay lên 1 tỷ đồng để mở rộng diện tích cây trồng này lên 5ha. Đáng lưu ý là toàn bộ vườn chanh leo đều được trồng và chăm sóc theo quy chuẩn nông nghiệp sạch”, anh Trình nói và cho biết thêm: “Tuy đầu tư ban đầu lớn nhưng hiệu quả mang lại cao, chanh sạch ít sâu bệnh lại dễ bán, người tiêu dùng rất thích”.

Ảnh minh họa

Một điển hình khác là hộ anh Phạm Văn Doanh, bản Thư Vũ, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Năm 2003, với 100 triệu đồng vay từ Agribank để trồng chè chất lượng cao, đến nay, anh Doanh đã mở rộng diện tích chè lên 22ha, mức vay cũng lên tới 3,5 tỷ đồng, doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng/năm.

Chỉ cho tôi xem những đồi chè xanh ngút ngát anh Doanh vui mừng cho biết, đầu tư chăm sóc đúng quy trình tuy “mệt” lúc đầu nhưng sau thì nhàn lắm bởi tất cả từ khâu chăm sóc thu hái đã vào quy luật rồi. Bên cạnh đó, chất lượng chè thu về cao, giá bán cũng “được” hơn so với làm chè thông thường. Ngoài ra, chè sạch cũng được các công ty chú ý hơn nhiều bởi dễ xuất khẩu, dễ chế biến ra các mặt hàng chè cao cấp hơn.

Câu chuyện lá tía tô giá 700 đồng, chuối, vải thiều, thanh long, xoài… lần lượt đặt chân vào những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu đã cho thấy tiềm năng lớn của thị trường nông sản chất lượng cao của Việt Nam. Nhiều nông dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao để thu về tiền tỷ mỗi năm.

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Chính phủ đã mở gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Hiện thực chủ trương ấy, NHNN Việt Nam đã ban hành quy trình cho vay tín dụng với chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thống đốc cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay chương trình này.

Theo báo cáo của các TCTD đến cuối tháng 1/2018, đầu tư của ngành ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch ước đạt khoảng 39.800 tỷ đồng cho hơn 17.000 khách hàng, chủ yếu cho vay đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm khoảng 89%; cho vay kỳ hạn dài chiếm khoảng 55% dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Các NHTM cho vay theo Quyết định 813/QĐ-NHNN của NHNN dư nợ đạt 32.072,14 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 30.483 tỷ đồng, lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 5,3-6,5%/năm, cho vay trung dài hạn khoảng 8,5-10%/năm.

Tuy nhiên trong đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao vẫn có một số khó khăn như số doanh nghiệp, đối tượng được ưu đãi còn hạn chế nên tốc độ cho vay chưa thể đẩy nhanh. Các doanh nghiệp và người dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản trên đất nên chưa có căn cứ để thế chấp. Việc sản xuất nông nghiệp có những rủi ro, chưa có chính sách phòng ngừa, chưa có bảo hiểm… 

Để đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, bên cạnh việc chỉ đạo các TCTD tiếp tục triển khai cho vay, NHNN đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ dự thảo  Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng mở rộng đối tượng được vay vốn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đồng thời bổ sung quy định về việc TCTD được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng theo quy định của pháp luật nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho phù hợp với thực tế, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 340

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 319


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1065712

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71293027