00:21 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những dấu ấn của Chương trình 02

Thứ năm - 06/12/2012 21:30
Kinh tế nông thôn số 49, ra ngày 3/12/2012 đã gửi tới độc giả những kết quả ý nghĩa từ việc thực hiện Chương trình 02/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011 - 2015 ở một số huyện.

Những địa phương thực hiện tốt phong trào mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ giúp độc giả có cái nhìn đầy đủ hơn về bức tranh nông nghiệp Thủ đô.

Nếu Sóc Sơn được biểu dương với công tác dồn điền đổi thửa hay Hoài Đức là công tác lập đề án và quy hoạch nông thôn mới được thực hiện khẩn trương, khoa học, Từ Liêm có nhiều xã hoàn thành 19/19 tiêu chí… thì ở những huyện còn lại cũng có những điểm nhấn khác biệt.

Theo báo cáo của UBND huyện Thường Tín, đến nay, 28/28 xã trên địa bàn huyện đã được phê duyệt đồ án quy hoạch XDNTM, vượt tiến độ thành phố đề ra. Toàn huyện có 2 xã cơ bản đạt tiêu chí giao thông, 1 xã cơ bản đạt tiêu chí thủy lợi; 26 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí điện; 2 xã cơ bản đạt tiêu chí trường học, 7 xã cơ bản đạt tiêu chí chợ nông thôn, 27 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí bưu điện; 17 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí nhà ở dân cư. Xã điểm Nhị Khê đạt 14/19 tiêu chí; 5 xã đạt từ 10 - 13 tiêu chí (Hòa Bình, Ninh Sở, Tiền Phong, Văn Phú, Văn Tự); 22 xã còn lại đạt dưới 10 tiêu chí.

Tính đến tháng 9/2012, UBDN huyện đã phê duyệt xong quy hoạch NTM của 28 xã, đạt 100%. Về công tác huy động nguồn lực, các xã đã huy động đóng góp từ các đơn vị, cá nhân để nỗ lực thực hiện các tiêu chí. Tiêu biểu như xã Nhị Khê huy động được 400 triệu đồng và 600m2 đất; nhân dân xã Hồng Vân tham gia hiến 25.000m2 đất làm đường giao thông thủy lợi nội đồng; nhân dân xã Minh Cường và các doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ 1,5 tỷ đồng xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, hơn 800 triệu đồng xây dựng đường thôn Trần Phú… Tổng kinh phí đầu tư XDNTM trên địa bàn huyện Thường Tín năm 2012 đạt 115,4 tỷ đồng, tuy nhiên đến hết tháng 11 mới giải ngân được 25 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo huyện Thường Tín, trong năm tới huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, tổ chức thực hiện tốt quy hoạch chung của Thủ đô để hình thành hệ thống vành đai xanh của thành phố kết hợp với phát triển dịch vụ…

Tại huyện Đông Anh, đã có 23 xã được phê duyệt đề án NTM cấp huyện; về quy hoạch NTM, có 22/23 xã được phê duyệt; xã Cổ Loa do nằm trong khu vực di tích lịch sử quốc gia nên phải chờ Chính phủ phê duyệt quy hoạch.

Hưởng ứng chương trình XDNTM, nhân dân Đông Anh đã hiến gần 58.000m2 đất và đóng góp hơn 18.000 ngày công xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh... Bởi thế, huyện đã đạt nhiều thành tích, điển hình như xã Xuân Nộn, từ chỗ chỉ đạt 2/19 tiêu chí, nay đã có 18/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt; 22 xã còn lại đều đạt và cơ bản đạt 12-14 tiêu chí; hệ thống hạ tầng được cải tạo đồng bộ, đường giao thông cơ bản được cứng hóa; 100% số hộ được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh và dùng điện bảo đảm an toàn; 100% diện tích đất canh tác 3 vụ được tưới tiêu chủ động…

Kết quả thực hiện Chương trình 02 ở Thanh Oai cũng cho thấy nhiều nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương. Nhiều mô hình sản xuất ở các xã đã thực sự “đơm hoa kết trái” như trồng nếp cái hoa vàng ở Thanh Văn, Tam Hưng có quy mô 200ha/vụ/xã; các xã Bình Minh, Hồng Dương, Dân Hòa, Tân Ước quy mô 100ha/vụ/xã. Tổng diện tích áp dụng cho mô hình ở các xã là 800ha, chiếm 10% diện tích lúa của huyện. Đặc biệt, xã Tân Ước đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn với quy mô 100ha…

Theo UBND huyện Thanh Oai, hiện 20/20 xã đã có quyết định phê duyệt Đề án XDNTM và đến tháng 11/2012 đã có 20/20 xã lập xong đồ án quy hoạch NTM và được HĐND các xã thông qua, báo cáo UBND huyện phê duyệt. Xã điểm NTM của thành phố là Hồng Dương đã cơ bản đạt 17/19 tiêu chí, còn lại hai tiêu chí là chợ nông thôn và môi trường, phấn đấu hoàn thành trong năm 2013. 

Người dân Tiền Phong (Mê Linh) có thu nhập cao từ trồng hoa.


Theo lãnh đạo huyện Thanh Oai, mục tiêu của huyện là phấn đấu đến hết năm 2012 có 15/20 xã đạt và cơ bản đạt dưới 10 tiêu chí; 3/20 xã đạt và cơ bản đạt 10-13 tiêu chí. “Địa phương, đơn vị nào biết phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động nguồn lực của toàn dân chung tay XDNTM thì tiến độ ở địa phương đó được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả”, bà Đỗ Thị Kim Dung, Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế huyện nhấn mạnh.

Cũng theo báo cáo của huyện Quốc Oai, tổng khái toán kinh phí để thực hiện Đề án cấp huyện là 6.624,802 tỷ đồng. Trong đó dự kiến phân bổ nguồn vốn từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách là 4.705,268 tỷ đồng, bằng 72%; vốn doanh nghiệp 1.579,504 tỷ đồng, bằng 23,84%; vốn đóng góp của nhân dân 244,280 tỷ đồng, bằng 3,69%; vốn xã hội hóa 51,64 tỷ đồng, bằng 0,78% và các nguồn vốn khác 44,110 tỷ đồng, bằng 0,67%.

Ông Đỗ Văn Quang, Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 02 của huyện cho hay, những kết quả đạt được là tiền đề để Quốc Oai tiếp tục triển khai mạnh mẽ các tiêu chí NTM. Mục tiêu giai đoạn 2010-2015, tập trung hoàn thành công tác XDNTM ở 8 xã, bằng 40% tổng số xã trong huyện. Triển khai xây dựng quy hoạch và đề án ở tất cả các xã trên địa bàn huyện trong năm 2012. Phấn đấu đến 2020 cơ bản các xã đạt NTM.

Sau 2 năm triển khai Chương trình 02, huyện Ứng Hòa cũng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, đến nay, 24/28 xã được phê duyệt quy hoạch NTM. Xã điểm Đồng Tân đạt 14/19 tiêu chí, còn lại 5 tiêu chí đạt từ 50 - 80%, gồm giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập và cơ cấu lao động. Toàn huyện có 76% đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa; chuyển đổi được 2.250ha cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh lúa-cá-vịt với thu nhập gấp 2,5-3,5 lần trồng lúa thông thường. Huyện đặt mục tiêu từ nay đến năm 2015 tăng diện tích này lên 3.000ha…

Cùng với quyết tâm của thành phố trong việc thực hiện Chương trình 02, huyện Mê Linh đã cho thấy ưu thế của “làng lúa – làng hoa”. Nhiều mô hình nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao đã hình thành ở đất này. Thu nhập bình quân của huyện Mê Linh năm 2012 ước đạt 22,656 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,41%, giảm 2,23% so với 2 năm trước... Năm 2012, Mê Linh dồn điền đổi thửa được 2.186/2.859ha đất nông nghiệp.

Tại xã điểm Liên Mạc, tiến độ XDNTM thực sự rất đáng nể. Ở thời điểm đề án XDNTM của xã được UBND TP.Hà Nội phê duyệt (cuối năm 2010), Liên Mạc chỉ đạt 1/19 tiêu chí, 10/19 tiêu chí gần đạt, còn lại 8 tiêu chí chưa đạt và đạt thấp. Xác định việc hoàn thành mục tiêu XDNTM đến năm 2012 là nhiệm vụ rất khó khăn nên ngay sau khi được thành phố phê duyệt đề án, UBND xã Liên Mạc đã nhanh chóng bắt tay vào công tác lập quy hoạch tổng thể. Theo ông Nguyễn Văn Nông, Chủ tịch UBND xã, hệ thống đường giao thông, thủy lợi hoàn thành tạo đòn bẩy cho xã phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Cụ thể, xã đã xây dựng quy hoạch vùng trồng rau an toàn 17ha tại thôn Xa Mạc; vùng lúa chất lượng cao hơn 90ha ở thôn Bồng Mạc; 3 khu nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi với diện tích 25ha… “Với đặc điểm là xã thuần nông, việc quy hoạch này sẽ góp phần tạo nên sức bật mới cho sản xuất nông nghiệp”, ông Nông nói.

Cùng với Liên Mạc, đến nay, toàn bộ 15 xã còn lại trên địa bàn huyện Mê Linh cũng đã hoàn thành việc lập quy hoạch NTM và quy hoạch trung tâm xã. Công tác dồn điền đổi thửa đang được tích cực triển khai; nhiều công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân được đầu tư xây dựng. Ông Phùng Minh Chiến, Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết: “Đến nay, 16/16 xã được phê duyệt đề án XDNTM. Huyện sẽ tập trung vào công tác dồn điền đổi thửa để đến hết năm 2012 dồn được 75% diện tích trên tổng số 2.743ha đất sản xuất…”.

Còn nhiều những câu chuyện thú vị, cách làm hay mà các địa phương trên địa bàn TP.Hà Nội đã và đang triển khai để mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn cho người dân.

Trâm Anh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 382


Hôm nayHôm nay : 21193

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 538695

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70766010