11:21 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những nông dân “vắt” đất ra “vàng”

Chủ nhật - 02/03/2014 05:01
Nằm ven sông Hồng, xã Hồng Thái (Phú Xuyên) là xã thuần nông. Mấy năm gần đây, đời sống người dân Hồng Thái có sự đổi thay nhanh chóng nhờ đưa về địa phương những cây, con mới, cho giá trị kinh tế cao. Đi đầu trong phong trào đó là những nông dân năng động, chịu khó "vắt" đất ra "vàng".
Đến trang trại tổng hợp khép kín của gia đình ông Tạ Đình Căn (thôn Duyên Trang) nằm giữa cách đồng với quy mô rộng 4ha với đầy đủ lợn, gà, cá, cây ăn quả… được xây dựng khá khoa học. Theo chủ trang trại, trước đây cánh đồng này là đất cấy lúa nhưng năng suất không cao. Năm 2011, ông đã mạnh dạn thuê lại rồi đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Vừa làm vừa mở rộng, đến nay, trong trang trại luôn có 4.000 - 5.000 lợn thịt/lứa cùng hàng trăm con nái; 1.000 con gà; 1.500m2 trồng nấm ăn, nấm dược liệu, cây ăn quả các loại và 6,5 sào trồng măng tây xanh. Mỗi năm, từ trang trại này, gia đình thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi. Chuyện làm kinh tế của gia đình ông Căn được nhiều người thán phục không chỉ bởi ông là Chủ tịch Hội Nông dân xã mà còn là người biết tính toán trồng cây gì, nuôi con gì hiệu quả, thu lãi cao. Trang trại của ông đã giúp cho hàng chục nông dân trong xã có việc làm và thu nhập ổn định. 
 
Trồng nấm ăn tại trang trại của gia đình ông Tạ Đình Căn, thôn Duyên Trang.
Trồng nấm ăn tại trang trại của gia đình ông Tạ Đình Căn, thôn Duyên Trang.

Ở xã Hồng Thái, ông Căn còn được biết đến là người đầu tiên trồng măng tây xanh thành công. Bắt đầu thử nghiệm từ đầu năm 2013, đến nay cây măng trong trang trại của gia đình đang phát triển rất tốt. Ông Căn nhẩm tính, 1 sào măng tây xanh cho thu 10kg măng/ngày, giá bán 50.000 đồng/kg măng loại 1. Với 6,5 sào hiện tại, mỗi ngày ông thu về trên 3 triệu đồng tiền bán măng, trong khi công chăm sóc bỏ ra không đáng kể. "Sau 6 tháng trồng là có thể cho thu hoạch. Trồng một lần có thể cho thu 6-10 năm mới phải trồng lại. Đặc biệt, trồng cây măng tây càng lâu năm thì cây càng đẻ nhánh nhiều, sản lượng càng tăng lên. Theo đó, lợi nhuận năm sau sẽ cao hơn năm trước khoảng 20%" - ông Căn cho biết.

Còn ông Đồng Trung Hoa, thôn Duyên Yết lại được xem là người đầu tiên trồng và thành công với cây thanh long ruột đỏ. Theo ông Hoa, trước đây cấy lúa hiệu quả kinh tế rất kém, trừ chi phí thì coi như hòa. Tìm hiểu các nơi, thấy trồng cây thanh long ruột đỏ có hiệu quả hơn, từ năm 2010, anh em trong gia đình và họ hàng đã tự dồn đổi ruộng cho nhau để có diện tích lớn trồng thanh long. Đến nay, vườn thanh long một mẫu của gia đình ông Hoa đang sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa và quả nhiều, cho thu nhập cao gấp hàng chục lần so với cấy lúa. 
Đó chỉ là hai trong số hàng chục các mô hình chuyển đổi hiệu quả trên địa bàn xã Hồng Thái những năm gần đây. Theo Bí thư Đảng ủy xã Lê Văn Làn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Hồng Thái xác định công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi là mục tiêu chính để đẩy nhanh các tiêu chí. Xã đã sớm xây dựng phương án dồn điền đổi thửa và chuyển đổi 75% diện tích đất canh tác sang những cây, con có hiệu quả kinh tế cao. Riêng với cây măng tây xanh, theo ông Làn đây đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song ban đầu, nhiều gia đình còn e ngại vì sợ không tiêu thụ được. Sau khi trồng thử, thấy phù hợp với đồng đất của địa phương, thị trường tiêu thụ cũng ổn định, thu hoạch đến đâu được thương lái thu mua ngay đến đó nên diện tích đang được nhân rộng. Hiện tại khu vực vùng bãi của xã Hồng Thái đã được thành phố Hà Nội quy hoạch 100ha thành vùng sản xuất rau an toàn. Sau khi làm điểm 0,7ha trong vườn các hộ dân, UBND xã đã tiếp tục nhân rộng thêm 1ha khu vực bãi sông Hồng; đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp, sàn giao dịch, để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Cùng với những cây trồng mới, sự năng động trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi ở xã Hồng Thái đã được dấy lên mạnh mẽ. Đến nay, toàn xã có 70 hộ làm kinh tế trang trại, với diện tích 42,5ha. Sự năng động của người dân cùng những nỗ lực của chính quyền địa phương đã và đang tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, mang đến cuộc sống sung túc hơn cho những người nông dân. Đó chính là đòn bẩy để Hồng Thái tiến vững chắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Nguyễn Mai
Nguồn: m.hanoimoi.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 299

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 296


Hôm nayHôm nay : 52286

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1111546

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72794255