10:24 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những phụ nữ hai giỏi

Thứ sáu - 07/03/2014 04:37
Đưa hội viên vào các tổ hợp tác là cách tạo việc làm bền vững cho phụ nữ Lâm Đồng.
Đưa hội viên vào các tổ hợp tác là cách tạo việc làm bền vững cho phụ nữ Lâm Đồng.

Xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa không phải chuyện ngày một, ngày hai, mà đó là nỗ lực của cả một hành trình gian khó. Ý chí không cam chịu đói nghèo của những phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng mà chúng tôi được gặp là rất đáng trân trọng, khâm phục.

 

 

 

"Không làm vì bằng khen"

Chị Ka Hiếu nổi tiếng là người mẹ K'Ho "hai giỏi": giỏi nuôi con và giỏi làm kinh tế. Hiện chị là mẹ hiền của bảy đứa con nuôi. Tuy cuộc sống còn nhiều lo toan, vất vả nhưng chị vẫn là cán bộ thôn xuất sắc. Không chỉ giữ nhiều chức vụ: Bí thư chi bộ, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, Ka Hiếu còn tích cực tham gia xóa mù chữ, nhân viên y tế thôn. Chị là người đi đầu trong vận động bà con xóa bỏ thủ tục thách cưới, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thôn Xoan trước đây còn nhiều gia đình nghèo bởi chưa xóa bỏ được hủ tục nặng nề. Kể từ khi Cuộc vận động Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tới thôn Xoan, chị tâm sự: "Đọc sách, xem phim về Người, thấy thương Bác lắm. Đói, cực gì Người cũng chịu, chỉ lo cho dân, không lo cho bản thân, mình thấy cần học Bác suốt đời. Bà con đói nghèo dai dẳng là do nhiều hủ tục, lại không cần kiệm, chưa biết cách học cái hay, cái tốt".

Nói đi đôi với làm, chị vận động anh em con cháu trong gia đình gương mẫu từ bỏ triệt để hủ tục thách cưới. Gần đây, cuộc vận động xây dựng nông thôn mới được triển khai, gia đình chị là hộ đầu tiên hiến hơn 300 m 2 đất để làm đường.

Bây giờ đến thôn Xoan trên những con đường liên thôn, liên xã đổ bê-tông khang trang, ô-tô chở cà-phê vào được tận nơi sản xuất, đời sống bà con dần dần cải thiện nhờ một phần công sức của chị Ka Hiếu. Góc nhà gia đình chị treo đầy những Bằng khen, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng vì có thành tích trong Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Chia tay chúng tôi, Ka Hiếu nói: "Mình làm vì bà con còn nghèo khó, không làm vì những giấy khen, bằng khen, nhưng cứ treo để hằng ngày nhìn thấy, nhắc nhở mình càng phải làm tốt hơn".

Từ bé đến lớn, chị Ka Keck, hội viên chi hội phụ nữ thôn Đ'Ròn, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương chỉ biết trồng lúa, làm thuê, làm mướn. Bản thân chị cũng như bà con trong buôn ít cái chữ nên việc tiếp cận kiến thức sản xuất nông nghiệp còn rất khó khăn, nói gì đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật. Bởi thế, đời sống của bà con cứ quanh quẩn trong nghèo đói, đứt bữa. Năm 1998, gia đình chị Ka Keck vào xây dựng kinh tế mới ở nông trường bò sữa, khó lại thêm khó. Ka Keck không lùi bước, bắt tay chuyển đổi lúa nước sang rau màu trên đất cạn. Chị nhớ lại: "Được sự hỗ trợ của Chương trình 135 chuyển giao khoa học kỹ thuật, tôi xung phong làm các mô hình điểm chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đầu tiên trong xã. Bỏ trồng lúa cũ, tôi tìm giống lúa mới năng suất cao thay thế, thay nuôi trâu thả rông, tôi mạnh dạn nuôi bò lai sin, trồng cà chua, ớt, bắp sú thay đậu năng suất thấp. Làm miết, cũng thấy tốt dần lên. Chị em trong thôn thấy thế học làm theo". Ka Keck cũng nhận ra việc chăn nuôi bò sữa cho thu nhập khá, ổn định nên mạnh dạn cùng chồng vay tiền Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư chăn nuôi bò. Từ hai con bê, đàn bò của gia đình phát triển lên 10 con. Đối với một gia đình dân tộc thiểu số, đó là một tài sản quý giá, lớn lao.

"Không ngại khổ, ngại dốt"

Cho đến bây giờ, Lộc Lâm vẫn là một xã nghèo thuộc diện 30a của huyện Bảo Lâm, thế mà chị Ka Tuyết, dân tộc Châu Mạ, hội viên phụ nữ thôn 3, xã Lộc Lâm đã vượt khó trở thành tỷ phú . Với 10 ha đất, chị Ka Tuyết trồng cà-phê, xen canh chè, trồng cây hoa quả, nuôi gà, vịt, trừ chi phí, mỗi năm thu về 1,4 tỷ đồng.

Để có được thành công ngày hôm nay, chị Ka Tuyết chia sẻ: "Mặc dù ít cái chữ, nhưng tôi không ngại khổ, ngại dốt, chăm chỉ tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, tôi động viên chồng con chịu khó tìm tòi sách báo, xem ti-vi học hỏi kinh nghiệm các mô hình kinh tế thành công trong tỉnh. Để tăng thu nhập, tôi chọn hình thức lấy ngắn nuôi dài bởi cà-phê mỗi năm chỉ cho thu hoạch một lần".

Những ngày đầu, áp dụng nuôi trồng quy mô lớn nhưng thiếu vốn, kiến thức lại chưa biết cách chi tiêu hợp lý, thu hoạch bấp bênh khó khăn. Chỉ đến khi được sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ, đồng vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội về đến tay như cái phao để chị Ka Tuyết vượt lên khó khăn, phát triển bền vững. Khi đã có của ăn của để, chị Ka Tuyết đã giúp đỡ hơn hai chục chị phụ nữ nghèo vay vốn không lấy lãi với tổng số tiền 440 triệu đồng. Ngày lễ, Tết, chị vận động các hộ khá giả trong thôn, nhà hảo tâm giúp đỡ vật chất cho hội viên nghèo trong tổ. Đánh giá về phong trào phụ nữ giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu bền vững, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Thị Lệ cho biết: "Thời gian qua, hội đã tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp các chị phát triển kinh tế, vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, do vậy trình độ, nhận thức của chị em đồng bào thiểu số Tây Nguyên từng bước nâng lên về mọi mặt. Các chị ý thức hơn trong tiết kiệm chi tiêu, bỏ dần tư tưởng ỷ lại, biết sắp xếp cuộc sống gia đình, nỗ lực đưa con đến trường... Từ đó, từng bước đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu.

Thái Sơn
Nguồn: nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 114


Hôm nayHôm nay : 47062

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160104

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72842813