22:11 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông thôn mới Dấu ấn NTM: Đúng đắn, hợp lòng dân

Chủ nhật - 27/04/2014 20:22
Có thể nói phong trào xây dựng NTM hiện đã đi vào chiều sâu trong cả nước và có sức lan tỏa mạnh mẽ như hiện nay có vai trò rất quan trọng của Bộ NN- PTNT.
Dấu ấn NTM: Đúng đắn, hợp lòng dân
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm bà con nhân dân xã Hoà An, TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), 1 trong 3 xã của cả nước được Chủ tịch nước bảo trợ xây dựng NTM
 

"Xây dựng NTM cũng giống như việc tái cơ cấu các ngành kinh tế cần phải có người “nhạc trưởng” chỉ huy cả dàn nhạc, để khâu nối, liên kết giữa các Bộ, ngành với nhau”, ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cố vấn Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM cho hay.

Thưa ông, kể từ khi có Quyết định 1620 ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, ông đánh giá gì về vai trò của Bộ NN-PTNT với tư cách là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM?

Bộ NN-PTNT với tư cách là cơ quan Thường trực BCĐ Chương trình xây dựng NTM và cũng là lực lượng phối hợp với Ban Thi đua Khen thưởng TW triển khai Quyết định 1620 trong 3 năm qua đã có vai trò rất tích cực trong việc tuyên truyền, chỉ đạo các địa phương thực hiện cuộc vận động này tại cơ sở.

Bản thân Bộ NN-PTNT cũng có chương trình hành động rất cụ thể. Trong đó, Bộ đã chỉ đạo các Cục, Vụ, Viện và các Sở, ngành chuyên môn tập trung mũi nhọn vào việc xây dựng mô hình SXNN, áp dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ cao vào SX tại các địa phương. Ba năm qua, toàn quốc đã có trên 7.000 mô hình SX mang lại hiệu quả kinh tế từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha là một bằng chứng hùng hồn cho nhận định này. Điều đáng ghi nhận là trên các mô hình SXNN nói trên đều góp phần rất quan trọng vào việc giải bài toán thu nhập cho các địa phương, từ đó giúp bà con từng bước nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả.

Với vai trò cơ quan điều phối Chương trình xây dựng NTM, Bộ NN - PTNT cũng đã bám sát các mô hình huyện điểm, xã điểm NTM trong toàn quốc. Qua kiểm tra, Bộ đã phát hiện sớm các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các tiêu chí quốc gia, đã giúp các địa phương uốn nắn, rút kinh nghiệm kịp thời để các huyện điểm, xã điểm khắc phục trong quá trình thực hiện các mô hình điểm NTM.

Tính đến nay, trên địa bàn cả nước đã có 144 xã đạt chuẩn NTM (đạt 19 tiêu chí quốc gia). Đó là những địa phương điển hình của phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM". Điều quan trọng hơn là kết quả đó đã cũng chứng minh Chương trình MTQG xây dựng NTM của Đảng và Chính phủ đang triển khai là hoàn toàn đúng đắn và hợp lòng dân. Nó cũng chứng minh Bộ tiêu chí quốc gia (19 tiêu chí) mà chúng ta đang triển khai thực hiện là hoàn toàn khả thi.

"Với vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM, Bộ NN - PTNT đã phát hiện sớm một số vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng NTM và đã đề xuất lên Chính phủ để sửa đổi kịp thời nhằm giúp các địa phương thực hiện tốt các mục tiêu đã được đề ra. Có thể nói phong trào xây dựng NTM hiện đã đi vào chiều sâu trong cả nước và có sức lan tỏa mạnh mẽ như hiện nay có vai trò rất quan trọng của Bộ NN- PTNT", ông Hồ Xuân Hùng.

Chương trình xây dựng NTM tại các địa phương trong cả nước hiện đang gặp phải những vướng mắc, khó khăn gì, thưa ông?

Qua theo dõi Chương trình xây dựng NTM trong cả nước, bản thân tôi thấy tại các địa phương vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn sau đây:

Thứ nhất là nguồn lực cho công cuộc xây dựng NTM cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Có nhiều lý do, nhưng theo tôi lý do đầu tiên là chúng ta triển khai Chương trình xây dựng NTM vào thời điểm kinh tế trong nước và quốc tế đang bị suy thoái. Điều đó đã làm cho nguồn lực của Nhà nước, của DN và của từng cá nhân đầu tư cho chương trình này đều bị hạn chế bớt. Một khi nông sản, hàng hóa SX ra tiêu thụ khó khăn, đời sống nông dân, người lao động bị giảm, mọi cơ quan, đơn vị đều tiết giảm chi tiêu nên nguồn lực đầu tư cho NTM bị giảm sút là khó tránh khỏi.

Đó là chưa kể thời gian qua các địa phương cùng một lúc triển khai nhiều Chương trình MTQG nên nguồn lực cũng bị phân tán khiến các địa phương khó thực hiện.

Vướng mắc thứ 2 chính là một số chính sách dành cho nông nghiệp, nông thôn hiện chưa phù hợp như Nghị định 41/NĐ-CP về chương trình tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông dân hay Nghị định 61/NĐ-CP về DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Kèm theo đó là có một số tiêu chí ban hành còn cứng, chậm được sửa đổi cũng góp phần tạo ra một số khó khăn tại cơ sở.

Vướng mắc thứ 3, là mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM thì rất lớn nhưng thời gian chuẩn bị lại hạn chế, nhất là về cơ chế, chính sách và cán bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là những năm đầu nên nhiều địa phương còn lúng túng, chưa đáp ứng được các yêu cầu của Chương trình xây dựng NTM đặt ra.

Vướng mắc cuối cùng là công tác cải cách hành chính còn chậm, chưa sát với điều kiện cụ thể của từng địa phương cũng góp phần tạo ra một số khó khăn trong quá trình xây dựng NTM tại cơ sở.


Ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cố vấn Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM

Với tư cách là cố vấn Chương trình xây dựng NTM, ông có những kiến nghị gì để giúp các địa phương tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nói trên?

Tôi xin đề xuất mấy kiến nghị chính sau đây:

Một là Chính phủ phải chỉ đạo các Bộ, ngành ở tầm vĩ mô trong việc chỉ đạo lồng ghép các Chương trình MTQG trên từng địa bàn bằng các hướng dẫn thực hiện thống nhất trong việc lồng ghép để các địa phương chủ động thực hiện trong quá trình thực hiện Chương trình NTM tại cơ sở.

Hai là phải có chiến lược trong đào tạo cán bộ cơ sở từ xã đến thôn, bản, từ cán bộ công chức hành chính đến các hội, đoàn thể. Chấm dứt tình trạng tư duy nhiệm kỳ, được chăng hay chớ của cán bộ cơ sở hiện nay.

"Thời gian qua, nguồn lực cho việc thực hiện Chương trình NTM vẫn còn bất cập so với yêu cầu. Phải luật hóa bằng văn bản để các địa phương phải có tỷ lệ đóng góp là bao nhiêu %/năm thì mới đẩy nhanh tiến độ thực hiện NTM tại các địa phương", ông Hồ Xuân Hùng

Xây dựng NTM cũng giống như việc tái cơ cấu các ngành kinh tế cần phải có người “nhạc trưởng” chỉ huy cả dàn nhạc để có thể khâu nối, liên kết giữa các Bộ, ngành với nhau. Điều này là rất quan trọng, nếu không NTM chỉ tạo được phần vỏ, còn thực tế phần ruột cũng sẽ kém bền vững.

Ba là, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với tái cơ cấu vùng. Bởi thế các Bộ, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 120 của Chính phủ về thu hút các DN để giúp họ đầu tư vào ngành Nông nghiệp và nông thôn. Bởi vai trò của DN trong xây dựng NTM là rất quan trọng. Họ không chỉ là người lo đầu vào, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của nông dân mà còn tạo ra công ăn, việc làm và giúp các địa phương giải bài toán thu nhập trong xây dựng NTM một cách bền vững.

Bốn là, việc xây dựng các chính sách phải sát với thực tế để tạo điều kiện cho các tổ chức SX và tiêu thụ như: Tổ hợp tác, HTX dịch vụ nông nghiệp, các hội nghề nghiệp phát triển và phát huy được vai trò của mình từ nhằm chấm dứt tình trạng làm ăn riêng lẻ thì việc xây dựng NTM mới sớm thành công.

Năm là, Chính phủ cần cụ thể hóa các chính sách, cơ chế để đẩy nhanh việc đưa KHKT, nhất là các mô hình SXNN công nghệ cao vào SX nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả, tạo ra những cánh đồng lớn có giá trị hàng tỷ đồng/ha. Tại đó, nhà khoa học, DN và người nông dân đều phải được hưởng lợi.

Kiến nghị cuối cùng là phải tăng cường nguồn lực cho Chương trình NTM. Đó không phải chỉ từ nguồn trái phiếu Chính phủ mà phải huy động cả từ nguồn vốn ODA và nguồn ngân sách của từng địa phương.

Xin cảm ơn ông!
 

Theo nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 293


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1129240

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72811949