Người dân góp sức xây dựng giao thông nông thôn ở TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp).
3 năm qua, tổng kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM là 124.340 tỉ đồng; trong đó ngân sách trung ương 1.832 tỉ đồng, ngân sách địa phương 4.982 tỉ đồng, vốn tín dụng 58.932 tỉ đồng, vốn lồng ghép 31.968 tỉ đồng, doanh nghiệp tài trợ 5.313 tỉ đồng, đóng góp của dân cư 21.345 tỉ đồng. Thông qua nhiều nguồn lực đầu tư trên địa bàn 1.269 xã, đến nay toàn vùng có 19 xã đạt 19 tiêu chí (TC), 98 xã đạt từ 15 - 18 TC, 470 xã đạt từ 10 - 14 TC, 680 xã đạt từ 5 - 9 TC, 63 xã đạt dưới 5 TC. Bình quân các xã trong vùng đạt 9,23 TC. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập bình quân đầu người tăng từ khoảng 26 triệu đồng lên gần 35 triệu đồng; giảm 155.693 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 11,76% xuống còn 7,24%; tỷ lệ hộ cận nghèo từ 7,04% xuống còn 6,5%. Tỷ lệ hộ có điện sinh hoạt đạt 98%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh tăng 14% so năm 2011...
Tuy nhiên, chương trình XDNTM ở cơ sở còn một số vướng mắc. Toàn vùng hiện còn 13% xã chưa lập đề án NTM. Nguồn vốn đầu tư của trung ương ít. Các xã vùng sâu, vùng xa nông dân không có điều kiện đóng góp nguồn lực. Việc thực hiện các TC của chương trình còn chậm. So với cả nước, một số TC về giao thông nông thôn, nước sạch, cơ sở văn hóa đạt còn thấp. Đời sống của một bộ phận nông dân còn khó khăn, thu nhập chính của nông dân trong vùng là cây lúa, nuôi thủy sản nhưng thời gian gần đây giá lúa, cá tra có xu hướng giảm, thiếu bền vững...
Ông Nguyễn Phong Quang (ảnh) - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. |
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần triển khai mô hình NTM cấp huyện để “kết nối” những thành quả mà các xã NTM đã đạt được. Tại ĐBSCL, huyện Phước Long (Bạc Liêu) được chọn làm huyện điểm của cả nước trong xây dựng NTM. Xây dựng NTM ở Phước Long cần tập trung vào những vấn đề gì để thu được thành quả tốt nhất, thưa ông?
Cả nước có 11 xã điểm về xây dựng NTM. Vùng ĐBSCL có An Giang là tỉnh điểm và huyện Phước Long của Bạc Liêu là 1 trong 5 huyện điểm cả nước. Năm 2011, các xã của huyện Phước Long được ngân sách trung ương hỗ trợ 670 triệu đồng/xã và trong giai đoạn 2012 - 2013 được hỗ trợ 1 tỉ đồng/xã để cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đến nay tỉnh Bạc Liêu có 100% xã đã phê duyệt đề án NTM; cứng hóa được 615 tuyến giao thông nông thôn với chiều dài 998.800m; nạo vét các tuyến kênh thủy lợi bị bồi lắng với chiều dài 1.726.586m; hoàn thành đưa vào sử dụng 8 công trình xây lắp điện phục vụ cho 12.344 hộ, nâng tỷ lệ hộ dùng điện toàn tỉnh lên 97% (khu vực nông thôn 94,6%); đưa vào sử dụng 11 thiết chế văn hóa xã và 66 nhà văn hóa ấp (trong đó có 60 nhà văn hóa ấp ở Phước Long).
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM ở tỉnh Bạc Liêu, huyện Phước Long đã có bước đi sáng tạo, phát động phong trào “Toàn dân xây dựng gia đình NTM” trên địa bàn, vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động để xây dựng đường, hiến đất (trên 346.250m2). Huyện đã lấy việc xây dựng hộ gia đình làm hạt nhân để thực hiện chương trình - là bước đi phù hợp được các cấp, các ngành đánh giá cao. Toàn huyện có khoảng 3.900 hộ gia đình đạt 13 tiêu chí gia đình NTM, thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/năm. Đến nay, Phước Long có xã Vĩnh Thanh đạt 19/19 TC (kế hoạch đến cuối năm 2014 công nhận thêm 4 xã Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Phước Long và Hưng Phú), 2 xã đạt 15/19 TC, các xã còn lại đều đạt từ 12 TC trở lên (cao hơn bình quân chung của vùng).
Thời gian tới, Huyện ủy, UBND huyện Phước Long cần lãnh đạo, chỉ đạo gắn kết chặt chẽ Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm với lộ trình, giải pháp cụ thể và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Thực hiện tốt công tác huy động và sử dụng các nguồn vốn song song với tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm đúng quy định và đạt hiệu quả cao...
Theo laodong.com.vnXUÂN QUANG – TRẦN LƯU (THỰC HIỆN)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn