12:37 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quả ngọt "tình quân dân"

Thứ bảy - 24/02/2018 06:40
Nhờ sự góp sức của cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Đồn Biên Phòng (ĐBP) Thông Thụ, cùng với nỗ lực vươn lên mà từ một hộ nghèo, cựu chiến binh Ngân Văn Thanh (1960, trú bản Hủa Na, xã Thông Thụ) đã trở thành một trong những hộ khá giả nhất của xã vùng biên H. Quế Phong, Nghệ An. Mô hình VAC với hàng chục héc-ta vườn cây ăn quả và ao cá đem lại thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, trở thành điểm đến tham quan học hỏi của bà con trong vùng.

Cán bộ Đồn Biên Phòng Thông Thụ hướng dẫn ông Ngân Văn Thanh cách phòng trừ sâu bệnh cho cây cam.

Thoát nghèo nhờ trồng cam

Những cây cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) nay đã bén duyên và cho quả ngọt trên vùng đất mới đó là thành quả sau nhiều năm mày mò, tìm tòi của ông Thanh cùng sự góp sức của CBCS ĐBP Thông Thụ. Đưa chúng tôi tham quan một vòng mô hình, ông Thanh tâm sự: "Nếu không có CBCS ĐBP Thông Thụ thì chẳng bao giờ có trang trại này cả. Từ ngày đầu khi chuyển về vùng đất mới này CBCS ĐBP Thông Thụ đã cùng với gia đình ông cải tạo cánh rừng tạp cuối bản, đào ao thả cá, phát triển kinh tế theo mô hình VAC". Từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia nên khi phục viên trở về địa phương, ông Thanh vẫn luôn trăn trở để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nhiều đêm tay vắt ngang trán, thức thâu đêm để nghĩ cách làm giàu. Ông bảo: "Anh lính cụ Hồ giặc ngoại xâm còn đánh thắng mà giặc nghèo, giặc đói không thắng được là có lỗi với đồng đội đã ngã xuống, là có lỗi với Đảng, Nhà nước". Thế nhưng, bắt đầu từ đâu quả là không đơn giản, bởi bao thế kỷ những người dân tộc Thái như ông vẫn sống trong cảnh nghèo khó. Chưa an cư được bao lâu vợ chồng ông lại phải gồng gánh về nơi ở mới để nhường đất cho công trình thủy điện Hủa Na.

Dù đã được quan tâm của chính quyền địa phương nhưng khó khăn vẫn chồng chất khó khăn. Mấy năm liền, vợ chồng ông thuộc diện hộ nghèo của bản... Tưởng cuộc sống đi vào ngõ cụt thì đúng lúc ĐBP Thông Thụ (BĐPB Nghệ An) triển khai một số dự án giúp dân làm kinh tế, thoát nghèo. Không đắn đo, ông Thanh mạnh dạn đăng kí tham gia ngay. Với điều kiện gia đình có đất rộng, màu mỡ,  ông lựa chọn việc phát triển kinh tế theo hướng VAC. Những nhát cuốc thấm đẫm mồ hôi của ông, của CBCS ĐBP Thông Thụ đã dần cho ra hình hài trang trại với ao cá, rau màu, vườn trồng cây ăn quả. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ông đã mạnh dạn đầu tư đường ống dẫn nước hơn 1 km từ suối về nhà để trồng rau màu, cây ngắn ngày. Việc ông Thanh mạnh dạn trồng rau ngắn ngày thực sự khiến nhiều người e ngại bởi đồng bào dân tộc Thái ở đây thường ăn xôi nếp, ít ăn cơm, ít ăn rau xanh vì thế mà cũng không mấy nhà trồng rau. Thế nhưng vườn cải ngọt, vườn súp lơ chỉ uống nước suối và "hít" khí trời xanh mơn mởn nên được mọi người ưa chuộng. Ban đầu ông bà phải mang ra chợ để bán nhưng rồi "thương hiệu" rau sạch của ông bà dần được khẳng định, thương lái đến mua tận vườn. Mức giá trung bình 10 nghìn đồng/kg, vườn rau cũng cho ông bà khoản thu nhập không nhỏ.

Bên cạnh vườn rau ngắn ngày, ông cũng quyết định trồng thêm cây ăn quả. Sau nhiều lần khảo sát, ông cùng cán bộ biên phòng nhận thấy giống cam bù ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) rất phù hợp với vùng đất này. Những chiến sĩ ĐBP Thông Thụ lại một lần nữa cùng ông trong hành trình đưa cây cam cắm rễ trên vùng đất Quế. Những cây cam bù Hương Sơn được chăm sóc bằng cả tấm lòng của những chiến sĩ  trẻ, những người lính già đã bén đất, xanh um cả vạt đồi. Ngày quả cam đầu tiên trong vườn được thu hoạch, nhiều nước, múi mọng và ngọt không thua kém quả cam đất tổ là ngày mà niềm vui vỡ òa. Ông Thanh tâm sự: "Mình già rồi, khả năng học hỏi cũng kém đi, trong khi chăm sóc cam bù lại cần quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Việc đưa cây cam bù về trồng và thành công như hôm nay phải kể đến công của CBCS ĐBP Thông Thụ". Vụ cam năm rồi, năng suất trung bình đạt từ 50-60kg/gốc, vườn cam của ông thu hoạch hơn 5 tấn cam, với giá bán tại vườn là 30 nghìn/kg gia đình ông thu về hơn 100 triệu đồng.

Ngoài trồng cam, hiện ông Thanh đang ấp ủ giấc mơ trồng cây hoa chè vàng.

Nhân rộng mô hình

Thượng tá Hoàng Văn Huy - Chính trị viên ĐBP Thông Thụ cho biết: "Trồng cam bù phải tuân thủ quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nghiêm ngặt. Để sản xuất ra những loại thực phẩm sạch từ các công đoạn phòng, trừ sâu bệnh, đặc biệt là các loại nấm càng được chú trọng hơn. Mô hình của gia đình già Thanh đang trở thành điển hình để nhiều hộ gia đình khác trong vùng học tập. Bên cạnh mô hình cam bù, hiện ĐBP Thông Thụ đã triển khai một số mô hình thành công như mô hình trồng nấm,chè hoa vàng... đem lại thu nhập khá cho người dân". Trước khi chia tay, già Thanh còn cho chúng tôi biết ông đang ấp ủ một ước mơ là bảo tồn và khôi phục giống cây chè hoa vàng nổi tiếng đất Quế. Đây là loài cây quý có chứa hơn 400 chất dinh dưỡng, là một loại dược liệu quý. Trên thị trường giá của 1kg chè hoa vàng khô từ 2 - 3 triệu đồng, còn loại đã qua chế biến có thể lên đến hơn 10 triệu đồng. Đã có một thời, cây chè hoa vàng sốt giá, người ta không cần đợi đến lúc cây ra hoa, thu hoạch, phơi khô để bán mà thương lái Trung Quốc mua luôn cả cây. Dân bản đua nhau vào rừng, đào trọc cả rễ cây chè hoa vàng để bán. Trước nỗi lo mất giống cây quý, ông lặn lội vào rừng đào cây chè hoa vàng về vườn trồng. Được chăm sóc, bón phân đầy đủ, cây chè hoa vàng nhanh chóng bén rễ, xanh tốt. Ông bảo: "Giữ được cây quý là tốt rồi còn công đoạn phía sau để con mình, cháu mình làm".

Tác giả bài viết: Theo D.Hoá/candn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 210


Hôm nayHôm nay : 60383

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 114919

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60436876