23:45 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”

Thứ sáu - 17/04/2015 03:56
Phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” là nội dung mới nên chưa có mô hình, đòi hỏi LLVT của tỉnh phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Sau một thời gian thực hiện, với những kết quả đạt được, Bộ CHQS tỉnh đã “thổi luồng gió mới" vào phong trào với những cách làm sáng tạo, phù hợp với điệu kiện kinh tế-xã hội của tỉnh và tạo nên sức lan tỏa trong toàn tỉnh.

 "Thổi luồng gió mới" vào phong trào

     Đại tá Nguyễn Văn Minh, chính ủy Bộ CHQS tỉnh cho biết: "Một trong những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới, đó là chúng tôi đã thực hiện theo phương châm "chọn việc để làm, chọn điểm để nhấn"; Không chạy theo thành tích, số lượng tiêu chí. Với từng địa phương, đơn vị, trong quá trình thực hiện phong trào, cơ quan quân sự các cấp tùy theo thực tế đã chủ động phối hợp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo LLVT địa phương, mà nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, cùng toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp với hoạt động của các cơ quan, đơn vị đã được triển khai như: Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả công tác huấn luyện với tích cực tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng… Ngoài ra, chúng tôi còn thường xuyên kiểm tra, nắm kết quả thực hiện tại các đơn vị trong LLVT tỉnh, kịp thời phát hiện những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để nhân rộng mô hình. Một trong những cách làm sáng tạo và đã tạo được hiệu quả là thực hiện nêu gương, cán bộ trong LLVT gương mẫu làm trước."

        

     Khi thực hiện phong trào, Bộ CHQS tỉnh đã lập kế hoạch tập trung thực hiện tốt các nhóm nội dung, bao gồm: Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương đúng quy hoạch đã được phê duyệt theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Tham gia thực hiện chuyển dịch cơ cấu, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất; nâng cao thu nhập của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương. Tham gia thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường; thực hiện các phong trào, công  tác chính sách xã hội, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới. Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ngày càng vững mạnh, củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh toàn diện. Phối hợp, tham gia đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh. Để phong trào thi đua thực sự đi vào chiều sâu và có hiệu quả, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã cụ thể hóa các nội dung như: Tập trung giáo dục, quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới cũng như các nội dung cơ bản của các Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch tuyên truyền, làm cho 100% cán bộ, chiến sỹ nắm bắt được thế nào là xây dựng nông thôn mới. Đồng thời trực tiếp tham gia đóng góp kinh phí, công sức giúp nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; củng cố quốc phòng - an ninh…

     Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Vì vậy, việc tuyên truyền để người dân nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của việc xây dựng nông thôn mới hết sức quan trọng. Tuy nhiên, theo Đại tá Nông Tiến Đức- Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh thì tuyên truyền thôi vẫn chưa đủ, mà LLVT cần phải bắt tay vào làm ngay, phải gương mẫu thực hiện trước. Không phân biệt cán bộ, chỉ huy hay chiến sỹ, tuổi cao hay còn trẻ, mọi người bằng hành động cụ thể xắn quần, xắn áo xúc đất, bốc đá để làm đường giao thông cho dân, lên nương theo dân bản vun từng gốc ngô, luống khoai…Từ những việc làm cụ thể, chân thành mà chính quyền địa phương hoàn toàn ủng hộ, dân bản tin yêu như được tiếp thêm sức mạnh. Đây chính là cách tuyên truyền hiệu quả nhất.

     … Hiệu quả thực tế.

     Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Bộ CHQS tỉnh đã thành lập các tổ, đội dân vận tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước với đồng bào dân tộc Mông tại thôn Cốc Nghè, xã Cổ Linh (Pác Nặm); Giúp đồng bào Mông thôn Khuổi Sláp, xã Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn) gần 200 ngày công tu sửa nhà cửa, đường xá, che chắn nhà, chuồng trại phòng chống rét cho người và gia súc; Tu sửa, làm mới đường liên thôn, bản, hướng dẫn bà con trồng cây sắn trên đất dốc; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 167 lượt người, trị giá trên 7 triệu đồng… Đóng góp trên 200 ngày công giúp bà con làm trên 2 km đường dân sinh tại thôn Tân Cư, xã Xuất Hoá, thị xã Bắc Kạn; Nạo vét giếng nước ăn, xây mới 4 nhà vệ sinh, thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách với số tiền gần 2 triệu đồng. Lực lượng vũ trang huyện Chợ Đồn đã tổ chức 2 ngày làm công tác dân vận giúp bà con nhân dân 2 thôn Bản Tàn và thôn Bản Duồng 1 tu sửa, mở rộng trên 600 mét đường nội thôn. Huyện Bạch Thông đóng góp số ngày công tương đương số tiền 7 triệu đồng giúp địa phương tu sửa chợ Quân Bình; huyện Chợ Mới với trên 150 ngày công của cán bộ, chiến sỹ tu sửa được trên 3 km đường liên thôn, giúp dân thu hoạch mùa màng, phát rừng… Tính đến nay những đóng góp vào phong trào ước tính trị giá hàng trăm triệu đồng.

     Thực tế cho thấy, từ phong trào này bộ mặt nông thôn nhiều địa phương đã có những đổi thay đáng kể: Hệ thống đường giao thông được sửa sang kiên cố, sạch đẹp; kênh mương được khơi thông và phần lớn đã kiên cố hóa; trường học, trạm y tế khang trang hơn trước… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phong trào vẫn tồn tại không ít những khó khăn, bất cập.

     Theo thiếu tá Nông Đức Tuân- Trưởng ban Dân vận Bộ CHQS tỉnh thì khó khăn nhất trong quá trình thực hiện vẫn là kinh phí. Với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhưng điều kiện kinh tế ở địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, việc đổi mới đồng bộ đường giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi, trường học, trạm y tế…không thể chỉ bằng đóng góp sức người mà đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở Bắc Kạn cũng đang là khó khăn chung của nhiều địa phương trong cả nước, rất cần sự chung tay giải quyết của toàn xã hội./.

Theo: backantv.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1168801

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71396116