00:34 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Ngãi: Đào tạo nghề cho 74.648 lao động nông thôn

Thứ sáu - 05/12/2014 01:54
Trong 5 năm qua (2010-2014), tổng số lao động nông thôn (LĐNT) ở Quảng Ngãi được học nghề là 74.648 người. Trong đó, số LĐNT được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 là 31.712 người, bao gồm các đối tượng: lao động thuộc diện hộ gia đình có công với cách mạng (CCVCM) 1.174 người, thuộc diện hộ nghèo 4.105 người, đồng bào dân tộc thiểu số 5.567 người, người khuyết tật 117 người, diện bị thu hồi đất sản xuất 403 người, hộ cận nghèo 220 người, LĐNT khác 20.126 người.

 

Bên cạnh đó, tổng số LĐNT được hỗ trợ học nghề đã học xong 31.712 người (đạt 99% so với kế hoạch trong 5 năm, bằng 43% so với kế hoạch 11 năm thực đề án của tỉnh), số người có việc làm là 29.976 người. Trong đó số lao động học nghề nông nghiệp là 11.874 người, sau học nghề có việc làm 10.047 người. Số lao động này sau học nghề đã được nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức vào phát triển sản xuất, chăn nuôi, hạn chế rủi ro, nâng cao năng suất để tăng giá trị thu nhập.

Nhờ tích cực huy động các nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực đào tạo của các Cơ sở dạy nghề, đến nay, người có việc làm, thêm việc làm, được nâng cao tay nghề sau học nghề đạt 88%, có 878 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát nghèo; 1.027  hộ có người tham gia học nghề trở thành hộ khá. Theo đó, cơ cấu lao động trong nhóm ngành CN-XD của tỉnh năm 2011: 22% đã tăng lên 28% vào năm 2014. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng khá nhanh: Năm 2010 là 28%, năm 2011 là 30,5% và năm 2014 ước đạt 41%. Qua học nghề đã giúp nông dân làm nông nghiệp theo hướng hiện đại, được tiếp cận với ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo, vươn lên thành hộ khá.

 

Nông dân được đào tạo thực hành vận hành, bảo dưỡng, bảo trì máy cày tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi

 

Đề án 1956 triển khai ở Quảng Ngãi đã hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực LĐNT, tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, góp phần XD NTM ở các địa phương. Nhiều mô hình dạy nghề đã phát huy hiệu quả, trong đó mô hình đào tạo nghề thuyền, trưởng máy trưởng hạng 4, thuyền viên tàu cá cho ngư dân vùng ven biển phát huy hiệu quả và rất thành công ở Quảng Ngãi... 

Ngày 26/11/2014, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Hội nghị đã thảo luận, đánh giá những thành công của Đề án, đồng thời chỉ ra những tồn tại, yếu kém và bài học kinh nghiệm.

Giai đoạn 2016 - 2020, tổng số LĐNT được học nghề là 75.500 người, trong đó số LĐNT được học nghề theo chính sách Đề án 1956 là 32.500 người, riêng trong năm 2015 là 6.550 người.  

Tại Hội nghị, BCĐ thực hiện Đề án 1956 tỉnh Quảng Ngãi đã tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Cù Thị Thanh Mai, PGĐ Sở LĐ-TB và XH tỉnh; tặng Bằng khen của UBND Quảng Ngãi cho 11 tập thể và 08 cá nhân; Giấy khen của Sở LĐ-TB và XH tỉnh cho 20 tập thể và 12 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án 1956 tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2014.

 

Đề án “Đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh Quảng Ngãi, với tổng kinh phí dự kiến 341,645 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 332,555 tỷ đồng, ngân sách địa phương 9,090 tỷ đồng. 

Hải Yến
Nguồn khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: người

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 32844

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1170948

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71398263