18:08 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố Hồ Chí Minh giúp nông dân thoát nghèo

Thứ sáu - 05/02/2016 08:17
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều nguồn lực để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Sự hỗ trợ thiết thực nhất là tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn. Từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, hàng ngàn gia đình ở vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đã vươn lên thoát nghèo.


 

Từ nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dfân, gia đình chị Huỳnh Thị Thu Giang đã đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo (Ảnh: Báo Nhân dân)

 

 
Bà Trần Thị Phải, ở phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, được người dân nơi đây khâm phục bởi ý chí vượt khó vươn lên và tinh thần cần cù, sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Cách đây 5 năm, gia đình bà Phải còn là hộ cận nghèo. Từ 30 triệu đồng vốn vay ưu đãi với lãi suất chỉ 0,65%/năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân thành phố, bà Phải đầu tư sản xuất hơn 50m2 rau mầm tại nhà. Thời điểm năm 2010, khó khăn lớn nhất đối với người sản xuất rau mầm là thị trường tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này, bà Trần Thị Phải đi đến từng nhà hàng, khách sạn, quán ăn, siêu thị để giới thiệu sản phẩm. Sự kiên trì đã mang lại hiệu quả khi 3 tháng sau, rau mầm do bà sản xuất ra được hơn 10 nhà hàng, khách sạn sử dụng. Đây là điểm tựa để bà mở rộng sản xuất. Đến nay, gia đình bà Trần Thị Phải đã hình thành được một cơ sở sản xuất rau mầm 200m2 với hệ thống nhà lưới, phòng thu hoạch, sơ chế đạt tiêu chuẩn VietGap. Năm nay, cơ sở sản xuất của bà cung cấp cho thị trường gần 18 tấn rau mầm với doanh thu 700 triệu đồng. Bà Phải cho biết: "Tôi mong muốn là Quỹ hội nông dân tăng thêm vốn vay cho bà con nông dân để bà con mở rộng sản xuất cũng như đầu tư các phương tiện chế biến để sản phẩm của mình đạt giá trị cao nhất. Nếu vốn hạn hẹp thì mình không phát triển cao được".


Cũng với nguồn vốn vay 20 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân, ông Võ Văn Lê, ở ấp Thới Tứ 2, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, mua được 2 con bò sinh sản. Qua 4 năm nuôi bò, ông Lê đã trả hết nợ. Đàn bò của gia đình ông Lê hiện đã tăng lên thành 6 con với tổng trị giá gần 100 triệu đồng. Ông Lê tâm sự: "Mình vay được 20 triệu thì mình về mua 2 con bò tơ 8 tháng tuổi. Chỉ 8 tháng sau là nó chửa, 9 tháng 10 ngày sau nó sinh. Sau đó mình bán con, còn 1 con mình lời, trả nợ dư sức. Phân bò mình cũng bán được. Trong chăn nuôi bò thì mình chịu khó đi cắt cỏ, lấy công làm lời mà".


Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội nông dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ tháng 8 năm 2006 với nguồn vốn từ ngân sách ban đầu chỉ 20 tỷ đồng. Đến nay, tổng nguồn vốn của Quỹ đã lên đến 111 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, hơn 24.000 lượt hộ nông dân đã được vay mỗi lần từ 10-30 triệu với lãi suất 0,65%/năm. Hàng ngàn hộ đã vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ này. Qua 5 năm (2011-2015), tại các xã nông thôn của thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, giúp nông dân thoát nghèo trong điều kiện nguồn vốn đầu tư sản xuất vài chục triệu đồng, như: Mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi cá cảnh, trồng rau mầm, trồng rau an toàn, sản xuất mây tre lá, buôn bán nhỏ… Bà Nguyễn Thị Kim Đoan, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, cho biết: "Hội Nông dân chúng tôi vận động nông dân liên kết với nhau để hình thành các tổ hợp tác trong chăn nuôi cũng như trong sản xuất. Hiện nay xã An Nhơn Tây đã thành lập được 4 tổ chăn nuôi bò sữa và 3 chi hội chăn nuôi bò sữa. Các tổ này nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về vốn và khoa học kỹ thuật. Về vốn thì mình xây dựng quỹ, nếu hộ nào khó khăn thì mình cho các hộ đó mượn và xoay vòng trong tổ của mình".


Bên cạnh việc hỗ trợ vốn, Hội nông dân thành phố Hồ Chí Minh còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, hiện đại bằng cách tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ trong sản xuất. Hội Nông dân thành phố là đơn vị đầu tiên trong cả nước đưa phần mềm tín dụng và kế toán vào quản lý nguồn quỹ.Thông qua việc xây dựng, sử dụng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân mà nhiều hội viên, nông dân thêm tin tưởng vào tổ chức Hội, tích cực tham gia các phong trào do Hội phát động. Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá: "Thực hiện việc hỗ trợ vốn cho nông dân thành phố Hồ Chí Minh, điểm nổi bật là nhận thức của người dân là bà con vay vốn mà tìm tòi, ứng dụng khoa học kỹ thuật để góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Các hộ đã có vốn đầu tư 50 triệu hay 100 triệu mà họ còn thiếu bao nhiêu để thực hiện mô hình sản xuất thì Hội Nông dân thành phố sẵn sàng hỗ trợ để cùng hội viên phát triển kinh tế".


Hội Nông dân thành phố đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp, phấn đấu tăng nguồn vốn của quỹ đến năm 2020 đạt 300 tỷ đồng. Khi số vốn được tăng lên, Hội Nông dân thành phố sẽ nâng mức vay cho hội viên lên 50 triệu đồng/hộ trong vòng 2 năm, mức lãi suất vẫn chỉ 0,65%/năm. Nguồn quỹ của Hội Nông dân cùng với các nguồn vốn ưu đãi khác đã giúp nông dân thành phố thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần không nhỏ để thành phố hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Theo vovworld.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hỗ trợ, nông dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1153916

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71381231