01:50 EDT Chủ nhật, 26/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rác thải nông thôn vấn đề đáng báo động

Thứ ba - 02/08/2016 11:06
Trong nhiều năm qua, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn do rác thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, cho đến sự lạm dụng nông hóa phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ môi trường để cứu lấy môi trường nông thôn hiện nay và cũng là bảo vệ chính môi trường sống của mình, tuy có thể là chậm nhưng chưa hẳn đã trễ.
 
Rác. Rác. Và rác!
 
Hiện rất nhiều địa phương trong cả nước, mà nhất là ở các xã nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt lại nhiều như hiện nay, trong khi đó, dịch vụ vệ sinh môi trường ở nông thôn hiện chưa được quan tâm. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, tất cả mọi người đều thản nhiên vứt rác bừa bãi. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do quan niệm mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý, phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn. Tại các vùng dân cư ở nông thôn cũng chưa có cơ sở thu gom xử lý rác thải nên người dân cứ “mặc sức” mà xả rác bữa bãi.
 
 
Rác thải vứt bừa bãi – nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan nông thôn và ảnh hưởng đời sống con người (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang).
 
Ngoài ra, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, quy trình xử lý sau khi sử dụng chưa đúng cách đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Chưa kể việc sử dụng nhiều loại nông hóa phẩm làm giảm hiệu quả sử dụng, mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phần nào làm cho môi trường nước bị ô nhiễm, dẫn đến phát triển nhiều nguy cơ gây bệnh. Chất thải trong chăn nuôi của người dân do mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu cũ, phân và nước cùng thức ăn dư thừa của gia súc, gia cầm chưa qua xử lý được người dân cứ vô tư thải ra ao, hồ, kênh rạch.
 
Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình nông thôn cũng góp phần làm ảnh hưởng đến môi trường. Phần lớn nhà cửa ở các vùng nông thôn đều gần với sông nước nên việc tận dụng để vứt rác tạm thời luôn được lựa chọn hàng đầu. Mặc khác, việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân chưa được quan tâm đúng mức từ các cấp địa phương, ý thức người dân chưa được nâng cao thì ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
 
Rác thải từ các chợ nhỏ lẻ và chợ nông thôn là khá lớn, do cuộc sống kinh tế của người dân khá thấp nên mọi người chỉ chú trọng cải thiện kinh tế cho gia đình, ít quan tâm đến trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống, thêm vào sự quản lý chưa triệt để, chưa đầu tư đúng mức của các cấp chính quyền địa phương nên rác thải từ các tiểu thương ở chợ ngày càng nhiều.
 
Rác thải y tế ở nông thôn rất đáng được quan tâm hiện nay, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, rác thải y tế chủ yếu là chất vô cơ nên cần phải xử lý đúng cách nếu không lại là con dao hai lưỡi tác động đến sức khỏe cộng đồng.
 
Rác thải trường học trong nhiều năm qua cũng đã được quan tâm nhưng để đạt được hiệu quả cao cần sự phối hợp của chính quyền địa phương và chính đơn vị giáo dục phối hợp thực hiện. Chúng ta luôn muốn đầu tư cho tương lai tốt hơn nhưng lại bỏ ngõ và thờ ơ với việc giáo dục ý thức về môi trường cho mai sau, chính những tuyên truyền viên đang ở ghế nhà trường cũng là một cách để phổ biến ý thức bảo vệ môi trường.
 
 
“Lò đốt rác” tự phát của những trường học tại huyện Nông thôn mới Phong Điền, TP Cần Thơ.
 
Môi trường nông thôn đang kêu cứu
 
Với sự ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì việc chúng ta bắt tay cải thiện vẫn chưa thật sự là quá muộn, nhiều ảnh hưởng xấu đã dần thấy rõ xung quanh chúng ta (khô hạn, xâm nhập mặn, nhiệt độ tăng cao qua từng năm..), đây không phải là trách nhiệm chung của xã hội, mà là chính từ những tư duy, ý thức cá nhân mỗi người. Đã đến lúc mỗi người dân ở nông thôn kết hợp với các cấp cơ sở cùng bắt tay nhau thay đổi một cách nghiêm túc và có mục tiêu dài hạn. Vấn đề trước mắt cần mỗi người chúng ta là phải dần thay đổi ý thức vứt bỏ các loại rác một cách bừa bãi, thay vào đó nên phân loại rác và phải xử lý sau cho đảm bảo vệ sinh môi trường.
 
Những nơi điều kiện khó khăn thì cần phải có hố rác tự thiêu, các khu vực kinh doanh của tiểu thương cần phải được quản lý, quy hoạch liên kết với các đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện tốt không những cải thiện thẩm mỹ thương quan mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm. Các cấp cơ sở cần quan tâm chú trọng hơn trong việc vệ sinh môi trường, cần thường xuyên tuyên truyền, gặp gỡ người dân để trao đổi, lắng nghe ý kiến. Kết hợp tuyên truyền học đường nhắm gián tiếp phổ biến ý thức bảo vệ môi trường.
 
Vấn đề bảo vệ môi trường lâu dài cần phải có mục tiêu rõ ràng từng bước cụ thể giữa người dân và các cấp cơ sở. Cần trực tiếp đưa vấn đề môi trường vào các tiêu chí xét nông thôn mới, có khen thưởng những cá nhân, tập thể tham gia vào công tác bảo vệ môi trường; xử lý thật khiêm khắc với những cá nhân, tập thể làm ô nhiễm môi trường, nhằm tạo động lực thi đua thực hiện trước mắt nhưng lại dần thay đổi ý thức lâu dài, thường xuyên hỗ trợ kiến thức nuôi trồng sao cho người dân tiếp thu rộng rãi các quy trình nhằm cải thiện kinh tế nhưng không tác động xấu đến môi trường. Các cấp chính quyền nên đầu tư chú trọng đến vấn đề môi trường nông thôn (cải thiện đường nông thôn để những xe thu gom rác có thể đến được những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa đầu tư dịch vụ môi trường…) để người dân có thêm điều kiện thực hiện xử lý rác thải. Phát động phong trào tái sử dụng các vật liệu phế thải, vật liệu cũ thay vì vứt bỏ.
 
Mỗi tác động của con người đều tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường sống của chính chúng ta, mỗi việc đều từ những suy nghĩ và ý thức nhỏ nhất. Nước ta là quốc gia được nhận định là bị ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu hàng đầu của Đông Nam Á, nên việc chúng ta cần làm là thật sự nghiêm túc trong việc bảo vệ môi trường, dù ở nông thôn hay thành thì đều bị tác động của ô nhiểm môi trường nên chúng ta phải thay đổi tư duy và cách sống vì tương lai, bắt đầu chậm nhưng vẫn chưa trễ!
Theo langmoi.vn
- See more at: http://langmoi.vn/1048-rac-thai-nong-thon-van-de-dang-bao-dong#sthash.f8ihV2X7.dpuf

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: môi trường

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 183

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 24094

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1439631

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61761588