00:25 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thí điểm Quỹ Xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 01/08/2016 09:50
Xây dựng Quỹ nông thôn mới đã được nhiều địa phương thí điểm triển khai thực hiện thời gian qua, với nhiều tên gọi khác nhau. Nhiều nơi được đánh giá là khá hiệu quả.
Ở tỉnh Hưng Yên, Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011-2020” đang được các cấp Hội Nông dân tham mưu thực hiện có hiệu quả. Đến nay 10/10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã thành lập được Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), 6/10 đơn vị được UBND huyện, thành phố phê duyệt đề án cấp vốn năm 2016. Từ đầu năm đến nay đã có 5 đơn vị được UBND huyện, thành phố cấp vốn bổ sung Quỹ HTND với tổng cộng 900 triệu đồng. Cũng trong 6 tháng đầu năm đã có 9 cơ sở Hội ND được UBND xã, thị trấn cấp vốn bổ sung Quỹ HTND với tổng số tiền 150 triệu đồng.

Trong chuyến thăm và làm việc với Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn cho rằng, mặc dù lượng vốn cấp cho cơ sở hội bổ sung Quỹ HTND chưa nhiều và chưa phổ biến, nhưng đây được cho là một bước tiến rõ rệt, khẳng định việc thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã về đến cấp xã, thị trấn.
1461236025-dv---anh-bai-phu-thay.jpg
Các thiết bị, máy móc ở đài truyền thanh xã Xuân Khê (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) do dân đóng góp, với tổng trị giá trên 40 triệu đồng.

Bà Trần Thị Tuyết Hương-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên cho biết, đến giữa năm 2016, tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trên địa bàn đạt hơn 48,05 tỷ đồng. 10/10 huyện, thành phố đã xây dựng Quỹ HTND với quy mô đạt hơn 2,156 tỷ đồng, tăng 912,2 triệu đồng so với năm 2015, trong đó nguồn bổ sung từ ngân sách tăng 900 triệu đồng, nguồn vận động ủng hộ tăng 12,25 triệu đồng.
Trong số 159 cơ sở hội toàn tỉnh, đến nay đã có 124 đơn vị xây dựng được vốn Quỹ HTND với hơn 2,31 tỷ đồng, trong đó phần lớn vẫn là nguồn vận động, ủng hộ hơn 2,08 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 1.453 hộ hội viên, nông dân được vay vốn Quỹ HTND đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng ngành nghề nông thôn…
nno-anh-hoi-thao-1.jpg
Trước đó, vào cuối tháng 4/2016, Văn phòng Điều phối  nông thôn mới T.Ư đã tổ chức hội thảo thí điểm Quỹ Xây dựng NTM. Các báo cáo tham luận tại Hội thảo nêu rõ thực tế trong giai đoạn 2011 – 2015 đã có nhiều địa phương triển khai Quỹ Xây dựng NTM với những tên gọi khác nhau như: Quỹ Phát triển thôn; Quỹ Phát triển địa phương... Đó là những cách làm sáng tạo, nhằm trao quyền cho cấp thôn trong triển khai một số hoạt động xây dựng NTM.

Từ những kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…, căn cứ vào thực tế Chương trình NTM, các đại biểu đều đánh giá: Quỹ xây dựng NTM là mô hình cần thiết và hiệu quả nhằm mục tiêu nâng cao vai trò tự chủ của chính quyền cơ sở và cộng đồng dân cư trong việc chủ động thực hiện các hoạt động xây dựng NTM, thông qua việc trao quyền quyết định hoạt động ưu tiên cho cộng đồng; tăng cường huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng và dân cư nông thôn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, khắc phục bất cập của cơ chế chính sách hiện hành trong việc triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng NTM.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất nguồn vốn hoạt động của quỹ đa dạng, có từ ngân sách nhà nước; đóng góp của cộng đồng; từ tài trợ, đóng góp của các tổ chức cá nhân; từ các nguồn thu của địa phương; từ chương trình, dự án khác…
Tuy nhiên, việc xây dựng Quỹ cần có chỉ đạo và hướng dẫn chi tiết, tránh lạm dụng gây nên tình trạng người dân phải đóng quá nhiều “Quỹ”.
Ví dụ ở xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), người dân phản ảnh chính quyền địa phương ra quy định mỗi hộ dân đóng quỹ xây dựng nông thôn mới ở mức mỗi công đất (1.000m2) 30.000 đồng/năm. Theo bà con nông dân, việc đóng thêm loại phí này khiến họ phải cõng quá nhiều loại phí.
Người dân cho rằng Nhà nước hỗ trợ đất trồng lúa cho nông dân ở mức mỗi công đất 50.000 đồng/năm, nay địa phương lại thu tiền quỹ xây dựng nông thôn mới ở mức mỗi công đất 30.000 đồng/năm thì thiệt thòi cho dân quá. “Tính ra mỗi năm tôi phải đóng gần 150.000 đồng quỹ này quỹ kia, trong khi tôi chỉ có hai công đất. Nói là quỹ nhưng không đóng cũng đâu có được. Không lẽ để người ta đến nhà đòi hoài” – một người dân bức xúc.
Ông Trần Trọng Hữu, chủ tịch UBND xã Long Hưng A, thừa nhận có vận động người dân đóng quỹ xây dựng nông thôn mới với kế hoạch thu liên tiếp trong vòng ba năm. “Chủ yếu là vận động người dân nhưng còn rất nhiều người chưa đóng. Số tiền này dùng để đầu tư hạ tầng nông thôn, chuẩn bị xây dựng xã nông thôn mới. Các loại quỹ này đều đã lấy ý kiến của người dân và thông qua HĐND thì UBND xã mới dám thu” - ông Hữu nói.
Theo VPĐP NTM TW
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 210


Hôm nayHôm nay : 23697

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 318679

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60640636