22:10 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất nông - thủy sản phục hồi lo thị trường tiêu thụ co hẹp!

Thứ ba - 03/06/2014 22:02
Chiều 3-6, Bộ Công thương cùng Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản. Vấn đề tìm đầu ra cho xuất khẩu trở nên nóng bỏng hơn khi mà sản xuất trong nước đang có những phục hồi nhất định.

Tiêu thụ khó

Theo số liệu ước tính của liên bộ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản 5 tháng đầu năm 2014 đạt gần 9 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Dự kiến, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản năm 2014 đạt 21 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2013. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại là tình hình xuất khẩu trong tháng 5 đã giảm 8,2% so với tháng 4, trong đó có một số mặt hàng nông sản như chè, gạo, sắn… giảm mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, với ngành nông nghiệp, khai thông và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu là yếu tố tiên quyết duy trì phát triển nông nghiệp, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân. Vụ lúa Đông xuân được mùa tại 3 miền với sản lượng tăng 600.000 tấn, chăn nuôi phục hồi, nuôi trồng thủy sản sôi động sau một thời gian được giá, đánh bắt thủy sản trên biển Đông vẫn tăng 5%. “Sản phẩm tăng nhưng thị trường co hẹp. Chính vì vậy, nếu không tháo gỡ kịp thời giá sẽ xuống” - ông Cao Đức Phát dự đoán.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng đang gặp khó khăn do áp lực cạnh tranh cao, nhiều nước áp dụng các biện pháp bảo hộ, rào cản thương mại, nhất là các mặt hàng có lợi thế của Việt Nam: nông sản, thủy sản. Bên cạnh đó, những hạn chế trong sản xuất dù đã có nhiều giải pháp nhưng chưa được như mong muốn.

Cũng theo ông Vũ Huy Hoàng, việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên biển Đông có thể ảnh hưởng đến sản xuất, trong đó có xuất khẩu nông, thủy sản nói riêng. Chính vì vậy, cần tính toán kỹ để có thể ứng phó nếu tình hình tiếp tục xấu đi. Chính phủ cũng đã chỉ đạo hai bộ khẩn trương đa dạng hóa mặt hàng, thị trường xuất khẩu để tránh quá lệ thuộc vào một thị trường và việc này đang được tích cực triển khai.

Đại diện nhiều hiệp hội doanh nghiệp khi trình bày tại hội nghị cũng bày tỏ sự lo ngại về triển vọng phát triển trong thời gian tới. Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, ngành này đang đối mặt với lượng tồn kho cao trên thế giới nên giá đang có xu hướng giảm không chỉ năm 2014 mà nhiều năm tới do cung vượt cầu, sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu.

Ví von một cách hình ảnh “sáng tươi, chiều héo, tối bỏ đi” đối với sản phẩm rau quả, ông Đinh Văn Hương, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng, các cơ quan quản lý cần có chính sách hỗ trợ hoặc tìm giải pháp mới cho ngành này bởi sản phẩm rau quả đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường do hàng rào kỹ thuật, vệ sinh tại những thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU… mà ít doanh nghiệp nào đáp ứng được.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Hiện nay Bộ Công thương đã đưa ra các giải pháp về phát triển thị trường. Trong đó, rà soát nhu cầu tiêu dùng nông sả, thủy sản tại các thị trường, cơ chế và chính sách nhập khẩu để từ đó đề xuất, đàm phán, ký kết các thỏa thuận tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Cùng với đó là tích cực đàm phán mở rộng thị trường cho xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản bằng việc đưa các nội dung về giảm thuế, mở cửa thị trường, dỡ bỏ rào cản thương mại… không phù hợp với nhóm hàng này trong các đàm phán (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU…).

Ngoài ra là ưu tiên phê duyệt các đề án xúc tiến thương mại đối với nhóm hàng nông sản, thủy sản; tăng cường tìm kiếm, giới thiệu khách hàng, thị trường có nhu cầu cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu; tập trung nắm bắt tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, rào cản thương mại, các vụ kiện của các nước nhập khẩu để kịp thời thông tin cho doanh nghiệp.

Để tăng cường hợp tác, tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu nông sản, thủy sản, cũng trong hội nghị, Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT đã ký kết bản ghi nhớ về phối hợp công tác giữa bộ trưởng hai bộ.

NGỌC QUANG
theo sggp

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 157


Hôm nayHôm nay : 47865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 406949

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60728906