Hôm nay, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, sau năm 2020, khi có Luật Giáo dục, chỉ còn các trường tốp tổ chức thi tuyển sinh để để "lựa chọn tinh hoa"; còn các trường đại trà thì xét tuyển theo kết quả THPT.
Trường đại học được xét tuyển đến hết năm Các trường được kéo dài thời gian xét tuyển cho đến khi nào đủ chỉ tiêu; Bộ GD-ĐT cũng không quy định điểm nguyện vọng sau cao hơn nguyện vọng trước. Thứ trưởng (Bộ GD-ĐT) Bùi Văn Ga nói với báo giới sáng 14/2 về những thay đổi của kỳ thi tuyển sinh năm nay. Ông cho rằng, đây là việc tự chủ của các trường.
Phóng viên: Thưa ông, tại sao Bộ GD-ĐT quyết định không in cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh", trong khi sách này vẫn quan trọng với thí sinh và phụ huynh?Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Cuốn sách này rất dày, thí sinh không cần thiết phải đọc hết thông tin về tuyển sinh. Hiện nay, thông tin cơ bản từ Bộ GD-ĐT có thể tìm kiếm trên trang web của Bộ, các em chọn lựa chọn thông tin theo ý của mình.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc không in sách sẽ gây khó khăn cho học sinh vùng sâu, vùng xa. Bộ GD-ĐT làm việc với công ty Viettel và họ đảm bảo các trường THPT ở các vùng trên cả nước nếu cần truy cập Internet thì Viettel đều có thể cung cấp phương tiện kéo mạng vào.
Nếu khó khăn trong việc truy cập thì các trường cần điện cho Cục trưởng Cục CNTT - Bộ GD-ĐT.
- Nhiều ý kiến đề xuất, Bộ không quy định thời hạn xét tuyển nhưng cần có quy định thời gian kết thúc để dễ quản lý. Chủ trương kéo dài thời gian xét tuyển, nhiều đại biểu lo ngại thời gian quá dài gây lộn xộn và lượng thí sinh ảo lớn? Quy định này tạo điều kiện cho các trường mới mở, khó khăn trong công tác tuyển sinh.
Thực tế, các trường tuyển đến 70% nguyện vọng 1, chỉ có 30% là nguyện vọng khác, nên kéo dài thời gian xét tuyển không làm lộn xộn đến việc xét tuyển.
Việc xét tuyển thêm nguyện vọng chủ yếu với trường tốp dưới. Kéo dài thời gian xét tuyển tạo điều kiện cho các trường này có thời gian tuyển thí sinh.
Bên cạnh đó, những trường đào tạo tín chỉ thì có thể bắt đầu việc học bất cứ thời gian nào.
Bỏ thi ĐH theo khối - Một thống kê gần đây cho thấy 61% sinh viên ở Hà Nội và 94 % sinh viên của TP.HCM phải đào tạo lại. Thứ trưởng có thể lý giải việc này thế nào? Đào tạo ĐH phải theo ngành rộng chứ không thể nhắm vào một nghề, một công ty hay một xí nghiệp nào cả.
Vấn đề ở đây là làm sao sinh viên ra trường họ có thể thích nghi với môi trường, phong cách doanh nghiệp. Chuyện đào tạo lại sinh viên đã tốt nghiệp không chỉ ở nước ta, mà nước nào cũng thế.
Để đảm bảo thời gian đào tạo rút ngắn thì các xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải phối hợp với trường; ví dụ cử các chuyên gia vào để giảng dạy, hoặc cho phép sinh viên đến cơ sở đó thực tập.
Hiện nay, mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp của ta còn hạn chế nên việc đào tạo lại kéo dài.
- Thưa ông, đến thời điểm nào cách thức tuyển sinh sẽ có thay đổi cơ bản?Từ nay đến năm 2015 thì không có gì thay đổi nhiều. Nhưng từ năm 2016 trở đi, sẽ không có khối thi nữa mà chỉ thi 2 môn cơ bản Toán - Ngữ Văn, để sau đó, các môn Lý, Hóa, Sử, Địa… thành các tổ hợp các môn thi do các trường tự xét.
Còn sau 2020, khi đó sẽ có Luật Giáo dục, việc thi tuyển sinh chỉ còn với các trường tốp trên lựa chọn tinh hoa; còn các trường đại trà thì xét tuyển theo kết quả THPT.
Khi đó, việc tuyển sinh rất nhẹ nhàng. Như vậy, có sự phân tầng rất rõ rệt giữa các trường ĐH, CĐ chứ không phải như hiện nay.
- Cảm ơn Thứ trưởng!