13:15 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu đầu tư công: mới làm phần... ngọn

Chủ nhật - 28/09/2014 01:56
Định hướng giải pháp chung thì tốt, nhưng triển khai cụ thể trong thực tiễn thì chậm, làm không rõ.

Trong giai đoạn 2001 - 2005 đầu tư công chiếm 53% tổng đầu tư xã hội, trong đó phần đầu tư của DNNN chiếm 14,9%. Con số tương ứng của giai đoạn 2006 - 2010 lần lượt là: 42,7% và 10,1%; năm 2013 lần lượt là: 29,1% và 8,4%.

Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014, nhiều chuyên gia trăn trở, thậm chí cả bức xúc về việc, đầu tư công còn dàn trải, kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực quốc gia.

Tình trạng nhiều địa phương còn nghèo, ngân sách eo hẹp vẫn ưu tiên xây dựng cơ quan hoành tráng, trong khi không có tiền để đầu tư phúc lợi thiết yếu cho nhân dân. Vậy nguyên nhân và giải pháp nào cho thực trạng trên?

Tái cơ cấu đầu tư công mới làm phần ngọn

TS Vũ Sỹ Cường chỉ ra một số hạn chế nổi bật của đầu tư công trong việc đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xã hội liên quan đến phát triển con người, đào tạo nguồn lực còn rất hạn chế. Cơ cấu đầu tư công chưa thể hiện rõ được vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế. Bởi lĩnh vực kinh tế cũng là lĩnh vực mà tư nhân có tiềm lực và sẵn sàng đầu tư, trong khi đầu tư vào phát triển nguồn lực con người chưa được quan tâm tương xứng.

 


Đầu tư công vẫn dàn trải, kém hiệu quả (Ảnh minh hoạ: KT)

 

Thực tế, trong suốt giai đoạn từ 1995 – 2013, hai ngành luôn chiếm vị thế đi đầu trong đầu tư nhà nước đó là vận tải, kho bãi, thông tin truyền thông và sản xuất, phân phối điện, khí đốt. Trong khi đó, giáo dục, đào tạo và nông nghiệp lâm nghiệp, thủy sản là các ngành lẽ ra phải được tăng cường đầu tư nhưng lại bị sao nhãng. Trong thời kỳ đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn lực và phát huy thế mạnh nông-lâm-nghiệp được coi là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Song cơ cấu đầu tư nhà nước chưa thể hiện được điều này.

Ông Cường còn cho rằng, trong điều kiện một quốc gia đang phát triển với nguồn lực hạn chế như Việt Nam, cơ cấu đầu tư nhà nước cần thể hiện rõ tính tập trung và ưu tiên vào các lĩnh vực mũi nhọn. Tuy nhiên thực tế, Việt Nam đang thực hiện cơ chế phân bổ vốn đầu tư dàn trải cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhằm ... đảm bảo sự đồng đều. Đầu tư nhà nước vào các ngành công nghiệp, công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đối cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. “Hệ quả tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng không đủ vốn, trì trệ, ì ạch và nhiều dự án đầu tư nhà nước “đắp chiếu” vài tháng, thậm chí vài năm”- ông Cường cảnh báo.

Với thực trạng này, nhiều chuyên gia đánh giá chủ trương tái cơ cấu đầu tư công là đúng đắn. Tuy nhiên, khi triển khai, đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả xa mục tiêu đặt ra.

TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, thẳng thắn đánh giá: Về tái cơ cấu đầu tư công cơ bản theo Chỉ thị 1792 ngày 15/10/2011 của Thủ tướng chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề chứ chưa giải quyết phần gốc. Quan điểm của ông Lịch là đầu tư công phải đặt trong nội dung tái cơ cấu đầu tư xã hội, chứ không chỉ ở khu vực công.

Còn TS Cao Sỹ Kiêm cũng đánh giá, sau 3 năm chính phủ chủ động đề ra chính sách chặn nợ công (giãn, hoãn, dừng, rà soát…), đến nay, giải quyết nợ công mới ở mức độ chặn lại những vấn đề có thể phát sinh. Còn việc tạo nền tảng để chặn nợ công có hệ thống, lâu dài thì chưa rõ. Giải quyết nợ công giờ như “đeo cái ba lô nặng trĩu”, nó làm cho doanh nghiệp lao đao, khốn khó, thì chưa thoát ra được. Các giải pháp đang làm mới chỉ là giải quyết tình thế.

Nguyên nhân, theo ông Kiêm, có 3 vấn đề: Định hướng giải pháp chung thì tốt, nhưng triển khai cụ thể trong thực tiễn thì chậm, làm không rõ. Vì thế, nhiều vấn đề cứ bàn xong, thậm chí quyết rồi, lại không làm được. Cùng với đó, việc tuyên truyền, giải thích để làm không kịp thời. Đặc biệt, không có chế tài xử lý.

Đồng quan điểm với ông Kiêm, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh thêm việc tái cơ cấu chưa đạt kết quả tích cực, còn do các đề án đưa ra còn thiếu lộ trình rõ ràng, thiếu mục tiêu kết quả cụ thể, còn nặng về tính hành chính.

Giai đoạn khó khăn, đầu tư công không được bành trướng, và ngược lại

Về giải pháp tái cơ cấu đầu tư công cho hiệu quả, TS Vũ Sỹ Cường đề nghị cần có sự học hỏi bài học kinh nghiệm từ nước ngoài. Cụ thể, ông Cường đề nhìn sang Nhật Bản. Các lĩnh vực an sinh xã hội luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 40-50% trong tổng đầu tư công. Đứng ở vị trí thứ 2 là lĩnh vực công nghiệp, chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp và bảo tồn đất đai có tỷ trọng tương đối thấp, trung bình khoảng 10%. Theo nguyên tắc của Nhật Bản, trong giai đoạn kinh tế khó khăn thì đầu tư công không được bành trướng và ngược lại, trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng thì đầu tư cần phải thắt chặt. Đầu tư công cho khu vực nông thôn cần được phân bổ nhiều hơn so với khu vực thành thị.

Ông Cường còn lưu ý việc nhà nước cần phải tăng cường hoạt động kiểm toán và đánh giá sau khi dự án kết thúc để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của dự án.

Ông Cao Sỹ Kiêm thì kiến nghị, muốn tái cơ cấu đầu tư công có hiệu quả, khi đề ra giải pháp chung thì phải cụ thể hoá bằng những điều kiện thực hiện để tạo sự thống nhất trong toàn xã hội. Và, điều hành phải công khai, minh bạch, kịp thời. Nhất là phải tạo ra được một lớp người có nhận thức, có trách nhiệm, có tấm lòng với đất nước, với xã hội thì mới giải quyết được vấn đề.

Nhấn mạnh vào việc cần phải chỉ rõ nguyên nhân sâu xa gây lãng phí và kém hiệu quả của đầu tư công, TS Trần Du Lịch chỉ ra, là do cơ chế phân cấp đầu tư “theo kiểu khoán trắng” cho địa phương; chính quyền TW không kiểm soát được phần ngân sách Trung ương phân cấp cho địa phương. Ông Lịch dẫn ví dụ Bộ Giáo dục Đào tạo chỉ kiểm soát được 2,8% tổng đầu tư cho ngành này là một điển hình.

Đặc biệt, ông Lịch khẳng định đầu tư công là trung tâm của chính sách tài chính công. Do đó, cần giải quyết vấn đề từ gốc. Phải đổi mới căn bản Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, trên cơ sở đó sửa đổi bổ sung Luật Quản lý nợ công và các đạo luật khác có liên quan. Nâng cao vai trò của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trong việc dự toán và thẩm định ngân sách; giám sát thực thi ngân sách. Xác định vai trò tự chủ của chính quyền địa phương đối với ngân sách địa phương; và kỷ cương ngân sách trong việc thực thi ngân sách trung ương trợ cấp được thực hiện ở địa phương.

Và, cần xây dựng cơ chế ngân sách “cứng”, xoá cơ chế ghi thu ghi chi, toạ chi; không duy trì các loại quỹ trong cơ quan hành chính công quyền. Nếu kỷ cương ngân sách không được thiết lập như vậy, thì không thể kiểm soát được nợ công./.

Xuân Thân/VOV.VN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 205


Hôm nayHôm nay : 70165

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1030977

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61352934