Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội. Ảnh: Thành Nam |
Theo thống kê, hiện thành phố Hà Nội có hơn 10 triệu người dân cư trú. Trung bình mỗi tháng, người tiêu dùng Thủ đô tiêu thụ 83.400 tấn gạo, 84.100 tấn rau củ quả, 52.000 tấn trái cây, 20.000 tấn thịt lợn hơi, 5.230 tấn thịt bò, 5.200 tấn thịt gà, 5.050 tấn thủy hải sản, khoảng 95 triệu quả trứng (gà, vịt)…
Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh, cơ hội và nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp 4.0, thời gian qua, Thành phố đã mời gọi doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm đầu tư hợp lý, hiệu quả.
Thành phố xác định, ưu tiên phát triển nhóm doanh nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, chế biến phụ phẩm áp dụng công nghệ cao đối với các lĩnh vực có lợi thế tại các tiểu vùng sinh thái; chú trọng từng bước hình thành các tổ hợp nông, công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao; gắn kết chặt chẽ với nông dân theo mô hình sản xuất nông nghiệp đa chức năng và phát triển bền vững.
Đến nay, Hà Nội đã xây dựng và phát triển 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó, có 56 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 79 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia hợp tác xây dựng chuỗi. Ngoài ra, thành phố đã xây dựng được 40 nhãn hiệu được bảo hộ, như: Gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê…
Cùng với đó, Thành phố cũng đã xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm sản, thủy sản, thực phẩm và cấp tài khoản tham gia hệ thống quản lý cho 1.984 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông sản, 798 cửa hành kinh doanh trái cây được cấp biển nhận diện trái cây an toàn; cấp mã định danh cho hơn 2.500 sản phẩm, cấp phát hơn 5 triệu tem truy xuất dán trên các sản phẩm nông sản…
Cần hoàn thiện cơ chế chính sách sát với thực tế
Nhìn chung, chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao không thiếu nhưng để chính sách trở thành “bà đỡ” thực sự cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế chính sách sao cho sát với thực tế, tạo điều kiện để không chỉ doanh nghiệp mà ngay cả hộ sản xuất cũng được tiếp sức.
Cụ thể, cần đơn giản hóa thủ tục cho vay vốn, cả thế chấp và tín chấp; hoàn thiện chính sách đất đai thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất để hợp tác, sản xuất lớn.
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra sản lượng nông sản lớn do đó song song với việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực phục vụ sản xuất, các cơ quan quản lý cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thị trường cho sản phẩm nông sản...
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NNPT&NT Hà Nội cho hay, thời gian tới, để thu hút các nguồn đầu tư vào nông nghiệp, Thành phố sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như đẩy mạnh nguồn cung cấp tín dụng và cải thiện các điều kiện cung cấp tín dụng nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp và hộ nông dân, đáp ứng cả trung và dài hạn. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân lớn có liên kết áp dụng khoa học, công nghệ mới, sản xuất vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến nông sản.
Thành phố Hà Nội cũng sẽ dành tỷ lệ ngân sách từ 2-5% cho hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tập trung giải quyết các vướng mắc, phản ánh của doanh nghiệp về việc ưu đãi các chính sách thu hút đầu tư, nhất là về đất đai sản xuất.
Cùng với đó, Hà Nội sẽ bổ sung chính sách bảo hiểm các sản phẩm nông nghiệp, có hỗ trợ để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp...
Theo Thành Nam/thanglong.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn