06:36 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo điều kiện tốt nhất cho ngư dân phát triển kinh tế

Thứ sáu - 03/07/2015 10:49
Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) được cho là một Nghị định có tính đột phá nhất, nhanh chóng nhất và toàn diện nhất trong các chính sách phát triển ngành thủy sản nước ta từ trước đến nay. Nghị định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn về mặt xã hội, an ninh quốc phòng.

 Sau gần một năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực đã có 26/28 tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Theo đó trên tổng số 2.284 con tàu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ thì đã có 840 con tàu (37%) được phê duyệt đủ điều kiện vay đóng mới và nâng cấp. Trong số này, các ngân hàng thương mại đã tiếp cận, phê duyệt, ký kết hợp đồng tín dụng cho 79 chủ tàu, trong đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có 45 chủ tàu. Để tháo gỡ khó khăn cho bà con ngư dân và đẩy nhanh tiến độ triển khai Nghị định 67 một cách hiệu quả, BIDV triển khai “Gói tín dụng 1.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình bổ sung vốn đối ứng để đóng tàu theo Nghị định 67”, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV.
Phóng viên: Xin ông cho biết điều kiện vay vốn gói 1.000 tỷ đồng này? Các cá nhân, hộ gia đình đã vay vốn đóng tàu của ngân hàng khác liệu có được vay vốn đối ứng của BIDV?
Ông Trần Bắc Hà: Thứ nhất: Cách thức phân bổ ngân hàng nhà nước đã lựa chọn các tổ chức tín dụngđể tham gia Nghị định 67. Thứ 2 căn cứ phê duyệt là theo danh sách của UBND các tỉnh. Thứ 3 các ngân hàng và BIDV và các ngân hàng tham gia với tư cách là thành viên của tổ công tác triển khai thực hiệnNghị định 67 do các UBND tỉnh, thành phố lập. Việc vốn đối ứng này chúng tôi giải quyết theo hai phương diện trước hết là các khách hàng đã tự nguyện đăng ký và làm việc với BIDV. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, các ngân hàng khác sẽ hỗ trợ cho khách hàng tương tự như cách thức mà chúng tôi đã thực hiện.
Phóng viên: Người dân vay vốn đối ứng của BIDV nhưng không vay đóng tàu có được không?
Ông Trần Bắc Hà: Theo quy định của BIDV thì hoàn toàn được nhưng nên quy về một mối để quản lý dòng tiền và hỗ trợ bà con một cách đầy đủ hơn.
Phóng viên:  Cho vay vốn theo Nghị định 67 thì phải có vốn đối ứng, BIDV cho vay cả vốn đối ứng thì liệu người vay có trách nhiệm với khoản vay hay không?
Ông Trần Bắc Hà: Đây là việc có ý nghĩa với người dân và quan trọng nhất là hỗ trợ cho bà con để bà con có được tàu và sử dụng vốn đúng mục đích và chứng minh được khả năng trả được nợ. Ở đây, người vay cũng phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình. Tuy nhiên, đối với những cá nhân không đủ điều kiện thì BIDV sẽ xem xét cho vay theo hình thức tín chấp.
Phóng viên: Điều kiện vay gói 1.000 tỷ này là gì? Các cá nhân, hộ gia đình đã vay vốn đóng tàu củangân hàng khác liệu có được vay vốn đối ứng của BIDV?
Ông Trần Bắc Hà: Về điều kiện, thứ nhất là căn cứ cách thức phân bổ của ngân hàng nhà nước đã lựa chọn các tổ chức tín dụng để tham gia Nghị định 67. Thứ hai là căn cứ theo danh sách phê duyệt của UBND các tỉnh, thành phố. Thứ ba là các ngân hàng và BIDV tham gia với tư cách là thành viên của tổ công tác triển khai thực hiện Nghị định 67 do các UBND tỉnh, thành phố lập.
Việc cho vay vốn đối ứng, BIDV giải quyết theo hai phương diện: Trước hết là các khách hàng đã tự nguyện đăng ký và làm việc với BIDV. Thứ hai, BIDV cũng hy vọng rằng, các ngân hàng khác sẽ hỗ trợ cho khách hàng tương tự như cách thức mà BIDV đã thực hiện. Theo quy định, thì người không vay đóng tàu của BIDV vẫn hoàn toàn có thể được vay vốn đối ứng. Tuy nhiên, nên quy về một mối để quản lý dòng tiền được thuận lợi và hỗ trợ bà con một cách đầy đủ hơn.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV. Ảnh: NLĐ
Phóng viên: Gói tín dụng 1.000 tỷ dự kiến đáp ứng hầu hết nhu cầu vốn đối ứng theo yêu cầu của khách hàng hay không?
Ông Trần Bắc Hà: Cùng với các ngân hàng khác, nếu gói tín dụng này thực sự đến với bà con đúng nghĩa thì sẽ là đủ. Trung bình đóng một tàu phải 5 tháng mà Nghị định 67 đã ban hành 10 tháng rồi. Nếu sau 5 tháng mà triển khai tháo gỡ được ngay thì đã có hơn 1.000 con tàu, đem lại hiệu quả cho bà con.
Phóng viên: BIDV cho vay các loại tàu vỏ sắt hay cả các loại tàu khác?
Ông Trần Bắc Hà: BIDV cho vay tất cả các loại tàu. Nhưng đối tượng cho vay chỉ là hộ tư nhân, không phải doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vay thì bắt buộc phải có vốn đối ứng tự có.
Phóng viên: BIDV dự kiến sẽ giải ngân được bao nhiêu trong gói hỗ trợ này?
Ông Trần Bắc Hà: Từ ngày 1-7, chương trình này bắt đầu có hiệu lực. Tính bình quân một hộ tư nhân vay là 500 triệu đồng. Bà con ngư dân cũng rất phấn khởi và các UBND các tỉnh cũng rất đồng tình vớiNghị định này.
Phóng viên: Việc cho vay theo gói hỗ trợ này rất là nhân văn, nhưng BIDV có kinh nghiệm gì trong việc thẩm định kinh nghiệm và năng lực của bà con hay không? Và BIDV có lo lắng gì không?
Ông Trần Bắc Hà: Trước hết về bà con ngư dân, BIDV sẽ dựa vào tổ liên kết về ngư trường. Thứ hai là dựa vào chính quyền địa phương để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và nhân thân gia đình. Thứ ba là chúng tôi căn cứ vào khoản vốn chúng tôi cho vay so với phương án đầu tư sản xuất khai thác và dòng tiền trả nợ. Và tất nhiên, cũng phải có những ràng buộc với bà con khi vay vốn.
Về gói tín dụng này, BIDV hoàn toàn không lo lắng. Trước đây, tín dụng theo kế hoạch nhà nước, còn bây giờ là tín dụng thương mại. Nhà nước định khung, định hình và định tính, nhưng quyết định cho vay hay không là các ngân hàng thương mại. Cho nên gói này không phải lo lắng về rủi ro cho các ngân hàng. Nghị định 67 thực sự là cánh cửa đã mở ra để hỗ trợ cho bà con ngư dân.
Phóng viên: Với gói cho vay 1.000 tỷ này, câu chuyện lợi nhuận của BIDV được tính toán ra sao?
Ông Trần Bắc Hà: Hiện nay lãi suất cho vay trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng Việt Nam dao động khoảng từ 11 đến 12%, phổ biến là mức 11%. Vừa rồi trong sơ kết 6 tháng đầu năm, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã khuyến nghị các ngân hàng thương mại là nên và phấn đấu giảm từ 1 đến1,5% cho lãi suất cho vay trung và dài hạn này. Nếu giả định mức lãi suất cho vay hiện nay là 11,5% phổ biến trên thị trường và giảm tối đa là 1,5% thì vẫn là 10%. Việc BIDV cho vay gói tín dụng này với lãi suất 6% thì có nghĩa là nó giảm đi gần một nửa. Điều chắc chắn, gói tín dụng này không phải là mục tiêu lợi nhuận. Thứ hai quy mô gói cho vay này là 1.000 tỷ đồng. So với tổng dư nợ của BIDV thì nó không quá lớn để làm ảnh hưởng quá nhiều đến lợi nhuận của BIDV và chắc chắn BIDV phải bằng các hoạt động kinh doanh khác để bù đắp lại.
THÚY HẢI (thực hiện)
Theo qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nghị định

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 188


Hôm nayHôm nay : 46108

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 161978

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60483935