Làm đường giao thông miền núi tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội. |
Ông Tô Văn Tám, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum: Di dân tái định cư ở Tây Nguyên thời gian qua đã đạt những kết quả tốt, người dân được đến nơi ở mới đẹp hơn, quy hoạch bài bản. Những dự án tái định cư cơ bản đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên, trong vấn đề di dân vẫn còn một số tồn tại. Về chủ trương, nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, nhưng hiện nay một số dự án chỗ ở mới chưa tốt hơn, nên khó khăn cho đồng bào. Bên cạnh đó, tại nơi ở cũ diện tích sản xuất khai hoang từ lâu gắn với chỗ ở của người dân, đảm bảo diện tích đất sản xuất cho cuộc sống, nhưng khi quy hoạch vùng tái định cư thì việc chuẩn bị đất sản xuất cho người dân chưa tốt, chưa đủ diện tích, hoặc chất lượng đất sản xuất không bằng chỗ cũ. Còn một tồn tại nữa là vùng tái định cư thiết kế nhìn thì đẹp, nhưng chưa đảm bảo gắn với phong tục, tập quán truyền thống, nên có trường hợp đồng bào dỡ nhà cũ đưa lên vùng tái định cư để ở. Do đó, yếu tố văn hóa trong khu tái định cư là rất quan trọng. Bà Nguyễn Thanh Thủy, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang: Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, thời gian qua đã có những chỉ đạo tích cực về liên kết vùng, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, với nhiều thành phần: Từ lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành, chuyên gia nghiên cứu, chuyên gia quốc tế, nhà quản lý, để bàn giải pháp và thu hút vốn đầu tư vào khu vực Tây Nam Bộ. Việc liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản cho nông dân cũng đã hình thành nhiều dự án khởi động, đầu tư, cam kết. Xuân Cường (thực hiện) |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Y Dhăm Ênuôl: Xứng đáng với vị thế trung tâm Tây Nguyên
Tỉnh cũng chú trọng hỗ trợ phát triển sinh kế và hạ tầng xã hội cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nghèo bền vững nhằm thu hẹp khoảng cách hưởng thụ đời sống văn hóa xã hội giữa các khu vực trong tỉnh. Gắn mục tiêu kinh tế với các mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn. Đến năm 2030, Đắk Lắk trở thành tỉnh phát triển theo hướng “Xanh - Giàu bản sắc văn hóa - Chất lượng sống - Thân thiện”. Nền kinh tế dựa trên những nền tảng phát triển bền vững, tập trung phát triển kinh tế xanh gắn với hiệu quả bảo vệ môi trường, gồm các trụ cột cơ bản du lịch sinh thái, dịch vụ đầu mối vùng, công nghiệp thân thiện với môi trường, nông nghiệp sạch. Mạng lưới hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được xây dựng tương đối đồng bộ gắn với mạng lưới dịch vụ nông nghiệp hiệu quả. Nông thôn Đắk Lắk phát triển theo hướng tiến bộ, đời sống và bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy theo hướng bền vững… Đến năm 2030 mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Đắk Lắk tương đương với mức trung bình cả nước 8.000 - 8.300 USD. Cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại: Dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp: 36,9% - 32,6% - 30,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức 8,5%/năm giai đoạn 2021-2030. Tổng sản phẩm GDP tăng gấp2,3 lần so với năm 2030. Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Phạm Duy Cường: Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Đầu tư phát triển sản xuất giống cây trồng tại chỗ để chủ động tạo nguồn giống đạt tiêu chuẩn, cung cấp cho nhu cầu phát triển sản xuất trong tỉnh; ổn định, phát triển và hình thành các vùng sản xuất tạo sản phẩm hàng hóa; lựa chọn, ưu tiên phát triển những cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên, có lợi thế so sánh với các cây trồng khác để tạo sản phẩm hàng hóa gồm: Vùng lúa hàng hóa chất lượng cao, vùng sản xuất chè chuyên canh tập trung, vùng cây ăn quả đặc sản có múi, vùng sản xuất rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vùng tre măng bát độ, vùng sản xuất quế, vùng cây sơn tra. Để làm được việc này, tỉnh Yên Bái đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao nhanh kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học trong canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản. Xây dựng mô hình trình diễn và nhanh chóng nhân rộng các mô hình sản xuất tốt, đặc biệt là ở vùng cao, nhằm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu; làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững. Ông Ngô Chí Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh: Ưu tiên cho giáo dục và dạy nghề
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số cần có sự điều chỉnh, có thêm những giải pháp mang tính chiều sâu để thoát nghèo bền vững. Cụ thể, nguồn vốn giảm nghèo nên tập trung về một đầu mối thực hiện và giao quyền chủ động cho địa phương để đảm bảo nguồn lực đầu tư đúng nhu cầu và sát hợp với điều kiện thực tế của vùng nghèo, hộ nghèo. Cùng với đó, cần có sự ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo nghề; trong đó, chú trọng đào tạo nghề nông nghiệp, đào tạo nghề theo địa chỉ có nhu cầu lao động. Giải pháp căn cơ, bền vững nữa là chính sách, nguồn lực đầu tư tương xứng cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn lực lao động có trình độ, tay nghề ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định, giúp đồng bào dân thiểu số thoát nghèo bền vững. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn