16:24 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thái Bình xây dựng HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị

Thứ ba - 13/03/2018 11:37
Ngày 12/3, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX HTX Việt Nam, đã dẫn đầu đoàn công tác Liên minh HTX các cấp tiến hành khảo sát các HTX trên địa bàn các huyện Hưng Hà, Thái Thụy và Tp.Thái Bình (tỉnh Thái Bình) để nắm bắt thực tế và hỗ trợ xây dựng HTX phát triển gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

Cùng đi có ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam (Trưởng đoàn công tác phát triển HTX các tỉnh phía Bắc), bà Lưu Thị Chỉ - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Bình, lãnh đạo Văn phòng, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Trung tâm Các chương trình KT-XH… của Liên minh HTX Việt Nam.

Chuỗi gặp khó do ruộng đất xôi đỗ

HTX Nông nghiệp Độc Lập (huyện Hưng Hà) chuyển đổi theo Luật HTX 2012 từ 15/3/2016, tổ chức làm dịch vụ làm đất, thủy lợi, bảo nông, thu hoạch… (thu đầu sào hàng năm 13,5kg/sào) phục vụ 5.398 thành viên cá nhân ở trong 2.131 hộ dân, với tổng diện tích đất canh tác 420 ha, chủ yếu đất lúa.

Nằm ở địa bàn cả xã và huyện đều đã cán đích nông thôn mới, HTX Độc Lập là mô hình HTX toàn xã đặc trưng kiểu cũ và cũng là HTX chuyên lúa đặc trưng ở vùng đất lúa Thái Bình. Việc phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với chuỗi giá trị… lại gặp rào cản lớn do ruộng đất “xôi đỗ”, canh tác rất khó bảo đảm yêu cầu chất lượng sản phẩm.

Theo bà Nguyễn Thị Nõn - Giám đốc HTX Độc Lập, HTX tổ chức vùng chuyên lúa giống 40 ha (310 hộ tham gia), vùng chuyên cấy lúa Nhật 30 ha (140 hộ tham gia), tổng sản lượng HTX bán cho doanh nghiệp đạt 150 tấn/năm. 

Hiện HTX đang xây dựng dự án vùng sản xuất lúa giống 50 ha bán cho công ty Giống Thái Bình. Do ruộng đất các hộ thành viên đều nhỏ hẹp, vùng sản xuất có quá nhiều hộ, cho dù HTX đến vận động từng hộ trong vùng lúa, nhưng chỉ vài hộ chưa đồng thuận, là phương án sản xuất không đáp ứng yêu cầu. Nếu làm lúa giống thì khó bảo đảm chất lượng, còn nếu chuyển cây khác thì phải đầu tư vốn rất lớn vì thổ nhưỡng đất chua xấu. 

Cùng với đó, HTX còn thiếu vốn. Do địa bàn xã dồn điền đổi thửa chưa xong, HTX muốn thuê hay mua ruộng đất đều không có tiền. Đến ngân hàng vay cũng khó, dù HTX có tài sản bảo đảm là đất, nhà trụ sở 2 tầng trên diện tích 120m2 và nhiều tài sản cố định, kênh mương thủy lợi kiên cố…

Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo khảo sát mô hình trồng tỏi của HTX Nông nghiệp Thụy An (huyện Thái Thụy)

Cần cơ chế liên kết sản xuất

Cùng ở huyện Hưng Hà, HTX Nông nghiệp Điệp Nông cũng là mô hình cũ chuyển đổi theo Luật HTX 2012, với 3.138 hộ thành viên, phạm vi đất dịch vụ rộng 528 ha (trong tổng số 579 ha ruộng của xã). 

Ở địa bàn xã có truyền thống thâm canh cây trồng có trình độ cao, HTX làm 7 khâu dịch vụ và có vai trò quan trọng luân canh tăng vụ, như đất chuyên màu 6 - 7 vụ/năm và hệ số quay vòng đất lên tới 3,2 lần. Đây cũng là “lá cờ đầu” của huyện và tỉnh về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhất là thành tích gieo trồng vụ Đông.

Ông Trần Minh Chiêu - Giám đốc HTX, cho biết: HTX liên kết với 9 doanh nghiệp tiêu thụ 12 - 15 loại nông sản phẩm. Để khởi động phong trào tích tụ ruộng đất cho vụ Đông, HTX ban đầu thuê 10ha đất lúa chuyển sang rau màu, như vụ Đông năm 2016 - 2017 cho thu hoạch 500 tấn bắp cải. Từ kết quả đó, đã có nhiều hộ tham gia, mở rộng vùng chuyên màu lên 35ha với đầu ra bảo đảm, đem lại lợi ích thiết thực cho HTX, thành viên và xã hội.

Theo ông Trần Minh Chiêu, cái khó nhất là ở địa phương người trẻ đi làm ăn xa, làng quê chủ yếu còn lại người già, không làm nặng được… nên ở xã Điệp Nông hiện có tới 40 - 50% đất ruộng để hoang. 

Trước những khó khăn đó, HTX đã kiến nghị một số nhu cầu cấp thiết cần tháo gỡ, cụ thể như Nhà nước cần có chế tài quản lý nông sản làm sao để liên kết sản xuất bền vững, HTX mong được hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới tiêu đồng bộ, hỗ trợ vay vốn làm dịch vụ cung ứng vật tư và bao tiêu nông sản và cần hỗ trợ đầu tư trang thiết bị công nghệ mới để giảm chi phí nhân công lao động. 

Đối thoại chính sách tại HTX

Đợt này, đoàn công tác Liên minh HTX các cấp tập trung khảo sát mọi hoạt động HTX, nắm bắt chi tiết các điều kiện thuận lợi và nhất là những vấn đề khó khăn… Đây chính là cơ sở thực tiễn cải thiện chính sách và lựa chọn nhu cầu hỗ trợ xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị.

Bà Lưu Thị Chỉ - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Bình, cho biết các cấp ủy chính quyền ở Thái Bình đang thực hiện nhiều chính sách tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa, quy hoạch chuyển đổi cây con có giá trị kinh tế cao, xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả và hiện đang củng cố đội ngũ khuyến nông viên đáp ứng kịp nhu cầu hỗ trợ HTX thâm canh sản xuất. 

Theo đó, điểm thuận lợi của các HTX được tỉnh quan tâm cụ thể hóa nhiều chính sách, như hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa làm đất, gieo cấy, cấp bù thủy lợi phí, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.... 

Song, theo bà Lưu Thị Chỉ, đặc thù HTX ở tỉnh chủ yếu là mô hình HTX cũ chuyển đổi, nên tư tưởng người dân cố hữu, không muốn tập trung ruộng đất để sản xuất theo chuỗi giá trị quy mô lớn. Bà con không bán ruộng và cũng không cho thuê, vì lo ngại HTX, hay DN lấy đất làm việc khác. 

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo đánh giá các HTX nông nghiệp cũ chuyển đổi theo Luật ở Thái Bình đã thực sự thể hiện vai trò trong sản xuất của người dân, trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. 

Ở HTX Độc Lập, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng đây là HTX điển hình về mô hình kiểu cũ vươn lên, với những thuận lợi và khó khăn cũng rất điển hình. Và, điều nhìn thấy rõ ở đây là các chính sách nhà nước ưu đãi HTX, nhưng chưa đến được với HTX (!) 

“Tôi rất ấn tượng với HTX Độc Lập về trình độ quản trị, đã tự xây dựng phương án hoạt động, thực hiện các dịch vụ hiệu quả và theo kịp cơ chế thị trường. Đề nghị Liên minh HTX tỉnh Thái Bình tham mưu với tỉnh, phối hợp với các cấp ngành hỗ trợ HTX tháo gỡ khó khăn, nhất là ba cái khó phát sinh từ dồn điển đổi thửa, thiếu vốn, hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa sản xuất…”, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo nói.

Tại HTX Điệp Nông, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo ghi nhận đây là đơn vị có kinh nghiệm nổi bật liên kết sản xuất HTX - DN. Sau cuộc khảo sát này, Liên minh HTX Việt Nam cùng với HTX chọn lựa một vùng sản xuất 50 ha, cùng xây dựng dự án đầu tư khả thi. 

Liên minh HTX Việt Nam cam kết đồng hành với cơ sở, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đào tạo quản trị, quy trình sản xuất, hỗ trợ vốn quỹ với lãi suất hợp lý và hỗ trợ thêm trang thiết bị máy móc cơ giới hóa… và thời gian thực hiện dự án làm ngay trong năm 2018.

Trong khuôn khổ chuyến công tác này, ngoài hai HTX trên, đoàn công tác Liên minh HTX Việt Nam cũng đã đến các HTX Thụy An (Thái Thụy), HTX Hồng Quang (Tp.Thái Bình) và các HTX ở huyện Tiền Hải.

Lưu Đoàn
thoibaokinhdoanh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1074303

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71301618