12:14 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thái Nguyên: Chương trình xây dựng Nông thôn mới góp phần đổi thay vùng đất chiến khu xưa

Chủ nhật - 02/09/2018 11:40
Xã Điềm Mặc thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, nơi ghi dấu chứng tích hào hùng của “Thủ đô kháng chiến - Thủ đô gió ngàn” trong cuộc kháng chiến chống Pháp giờ đang dần đổi thay mạnh mẽ nhờ Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM).


Phụ nữ xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Xã Điềm Mặc thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là một trong nhiều vùng đất ghi dấu chứng tích hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nơi đây, Bác Hồ và Trung ương đã ra những quyết sách quan trọng, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và quân ta làm nên chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, đánh dấu thất bại thảm hại của thực dân Pháp với tham vọng hạ gục đầu não trung tâm kháng chiến của nước Việt Nam còn non trẻ.

Kháng chiến thành công, rồi hòa bình lập lại, cũng như nhiều xã khác trên địa bàn, Điềm Mặc bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những khó khăn do thiên nhiên, do trình độ canh tác của người dân cũng như việc đầu tư của Nhà nước còn hạn chế khiến vùng đất này chậm đổi mới, cuộc sống người dân cũng chậm được phát triển.

Kể từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Điềm Mặc đã “thay da đổi thịt” hàng ngày. Trong 7 năm qua, cơ sở hạ tầng của xã Điềm Mặc đã được đầu tư một cách cơ bản. Đã có 24km đường bê tông liên xã, liên thôn được xây dựng giúp bà con thoát cảnh chỉ có một phương thức giao thông duy nhất là đi bộ trong những ngày mưa. Cùng với đó là 6km kênh mương nội đồng được xây dựng giúp việc tưới tiêu trở nên dễ dàng.

Ngay sau ngày “phát lệnh” xây dựng NTM, những đồng vốn đầu tư từ Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã chảy về với bà con Điềm Mặc. Trước năm 2011, cả xã chỉ có dư nợ hơn 2 tỷ đồng. Nay dư nợ đã lên đến 24 tỷ đồng thông qua hoạt động tín chấp của 4 tổ chức chính trị - xã hội: Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên và Cựu chiến binh.

Cùng với vốn là khoa học kỹ thuật, chính quyền xã cùng với các tổ chức đoàn thể liên tục phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện, Trung tâm khuyến nông mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi.

Nhờ kiến thức mới, bà con biết cách nhận biết và mua giống lúa chất lượng tốt, cho năng suất cao hơn. Giống chè Trung du chất lượng và năng suất thấp được thay thế bằng các giống chè Lai xanh LDP1, TRI 777, Phúc Vân Tiên, Kim Tiên... Giống chè mới không chỉ có ưu thế về chất lượng, hình thức mà còn có giá thành cao hơn từ 5-6 lần so với giống chè cũ.

Chăn nuôi cũng có nhiều cải thiện. Từ việc tự cung tự cấp, người dân đã vay vốn đầu tư chăn nuôi gia súc gia cầm hàng hóa với quy mô lớn hơn, nhiều hộ đã nuôi những đàn bò để khai thác thực phẩm.

Các lớp dạy nghề may của Hội Phụ nữ được mở đào tạo nghề cho hơn 100 hội viên, phụ nữ. Sau khi học nghề, chị em tìm được việc làm tại các khu công nghiệp mới mở.

Với việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tạo thêm nhiều ngành nghề mới, cuộc sống của người dân đã dần thay đổi. Trong 7 năm qua, mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo đều giảm 3-4%. Tính đến nay, số hộ nghèo chỉ còn là 20,6%. Các trường mầm non, tiểu học đều đã đạt chuẩn quốc gia, riêng trường THCS Hoàng Ngân đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất để được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Kinh tế, thu nhập của người dân được nâng lên, đời sống văn hóa cũng được quan tâm. Các thủ tục trong việc cưới, việc tang dần được rút gọn theo nếp sống mới. Thay vì việc ăn uống linh đình trong nhiều ngày, người dân đã tiến tới giản tiện hơn. Đám cưới gộp tục ăn hỏi cùng với lễ cưới, đám tang không kéo dài quá 24h, các thủ tục kèm trống khóc mướn cũng không còn kéo dài cả đêm như trước.

Năm 2017, UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận điểm du lịch địa phương làng văn hóa du lịch Bản Quyên tại xã Điềm Mặc. Tại đây các đội văn nghệ địa phương được thành lập để giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày đến du khách.


Bản Quyên xã Điềm Mặc trở thành điểm thu hút khách tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc Tày.

Ông Ma Duy Vụ - Chủ tịch UBND xã Điềm Mặc khẳng định: “Tất cả là nhờ cái anh “Nông thôn mới”. Có vốn, có giống, có kỹ thuật và quan trọng nhất là phong trào xây dựng NTM đã thay đổi nhận thức của tất cả mọi người từ cán bộ đến người dân...”

Ông Vụ cho biết: “Xã tự hào là cái nôi cách mạng, là một phần của Thủ đô gió ngàn, nhưng nhiều năm cái nghèo cứ bủa vây người dân. Lý do cũng rất đơn giản, giao thông đi lại khó khăn, xã thuần nông chỉ biết trông vào cây lúa và cây chè, chăn nuôi thì nhỏ lẻ chủ yếu là tự cung tự cấp. Mọi thứ đều nằm trong vòng luẩn quẩn, thiếu vốn thiếu khoa học kỹ thuật nhưng ngay cả khi sản xuất được thì nông sản cũng khó lòng tìm được đầu ra vì giao thông quá khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ là hơn 30%”.

Tiếp đà phát triển, “Điềm Mặc đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 sẽ về đích trong xây dựng NTM” - ông Ma Duy Vụ cho biết thêm.

Nguyễn Thàn/ Báo Xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 50598

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 539799

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73586770