03:28 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thay đổi tiến độ sản xuất, tăng tiêu thụ nông sản trong nước ứng phó dịch cúm nCoV

Thứ hai - 03/02/2020 20:39
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đề nghị bà con nông dân thay đổi tiến độ sản xuất vì tình hình dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh đó, cần tổ chức kết nối chuỗi cung ứng với một số vựa trái cây lớn như Bình Thuận, Long An,… và động viên, hướng dẫn các chủ hàng xuất khẩu theo đường chính ngạch đối với các lô hàng nông sản có đủ điều kiện.
 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhận định hoạt động xuất khẩu đang chịu ảnh hưởng xấu do nhu cầu tiêu thụ giảm từ việc Trung Quốc đóng cửa chợ biên giới. Ảnh: VGP.

Thông tin đưa ra tại buổi họp khẩn về tình hình thương mại nông sản trước ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra chiều 3/2 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. 

Đóng cửa chợ biên giới, nông sản “ế”

 

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Trung Quốc.

Theo quy định hiện hành, việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ, điểm thông quan, lối mở biên giới và chợ biên giới. Không có quy định chính thức để phân biệt 2 loại hình là “chính ngạch” và “tiểu ngạch”, vì tất cả hàng hóa xuất khẩu đều phải khai báo với cơ quan hải quan, ngoại trừ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới tại một số khu vực chợ biên giới chưa có lực lượng hải quan thì lực lượng biên phòng quản lý, theo dõi.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai, đến ngày 2/2 có 307 xe hàng nông sản và 2.000 tấn mặt hàng tinh bột sắn đã tập kết tại khu vực cửa khẩu chờ xuất khẩu (Quảng Ninh: 2.000 tấn mặt hàng tinh bột sắn; Lạng Sơn: 167 xe hàng nông sản, thanh long là chính; Lào Cai: 140 xe hàng nông sản, chủ yếu là thanh long, 10 xe dưa hấu). Hiện một số chủ xe đã quay về tiêu thụ tại Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn…

Các mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Trung Quốc qua các cửa khẩu phụ, lối mở, cặp chợ biên giới bằng phương thức trao đổi cư dân biên giới. Nếu Trung Quốc tiếp tục đóng cửa các cặp chợ biên giới thì doanh nghiệp Trung Quốc bắt buộc chuyển sang nhập khẩu bằng đường chính ngạch (nộp thêm 9% VAT) hoặc hủy không nhận hàng.

Như vậy, một số hàng hóa của Việt Nam sẽ không xuất sang được Trung Quốc do chưa được Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính thức và một số hàng hóa được nhập khẩu chính thức sẽ phải chịu thêm thuế làm tăng giá bán, giảm khả năng tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc.

 

Thêm vào đó, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động xấu do nhu cầu tiêu thụ giảm, ví dụ như chuỗi Starbucks ở Trung Quốc đã đóng cửa rất nhiều cửa hàng dẫn đến nhu cầu về cà phê giảm. Bên cạnh đó là những chuỗi cửa hàng như McDonald, KFC, đặc biệt là ở Vũ Hán, cũng đóng cửa, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cá phi lê trắng. 

Lý do thứ hai là do chợ biên giới mở cửa chậm hơn thường lệ (phía Trung Quốc sẽ đóng cửa đến ngày 9/2) khiến việc trao đổi của cư dân gián đoạn, trong khi đây là hình thức trao đổi quan trọng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Lý do thứ ba là khách mua Trung Quốc không thể sang được Việt Nam dẫn đến không có những đơn hàng mới mặc dù một số loại trái cây đã vào vụ. Trong khi đó, mọi năm giờ này họ đã sang rất tấp nập để chuẩn bị mua trái cây, hoa quả cho thị trường Trung Quốc.

 

Xe chở thanh long, dưa hấu bị ùn ứ vì cửa khẩu chưa mở. Ảnh minh hoạ.

Thay đổi tiến độ sản xuất, cách thức xuất khẩu

 

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu qua đường bộ, tạm gọi là thương mại biên giới, có giá trị 7 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu qua đường chính thức khoảng 3,7 tỷ USD, riêng xuất khẩu theo đường trao đổi cư dân khoảng 1 tỷ USD.

Trước tình hình xuất khẩu bị ảnh hưởng như vậy, ngay từ ngày mùng 5 Tết, Bộ Công Thương đã có văn bản ghi nhận tình hình và đưa ra cảnh báo gửi đến Bộ NN&PTNT, các tỉnh biên giới,… Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo các thương vụ tại nước ngoài tổ chức các hoạt động tìm kiếm và kết nối với các khách hàng mới để góp phần chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị một số doanh nghiệp logistics hỗ trợ bảo quản nông sản trong thời gian tìm kiếm thị trường. Các chi nhánh thương vụ tại Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam cũng đã và đang tích cực trao đổi với các tỉnh biên giới nhằm thúc đẩy thời gian mở cửa các chợ biên giới.

“Chúng tôi cũng đã vận động một số chủ hàng chuyển sang xuất khẩu chính ngạch để giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Tuy nhiên, kết quả thu được chưa nhiều do xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân, đặc biệt là xuất khẩu trái cây được ưu đãi thuế VAT khi nhập khẩu vào Trung Quốc nên chiếm một tỉ trọng khá lớn mặc dù Bộ Công Thương đã khuyến khích các doanh nghiệp chuyển qua xuất khẩu chính ngạch suốt 2 năm qua”, Thứ trưởng Khánh cho biết.

Thêm vào đó, các chủ hàng tương đối “ngại ngần” khi chuyển sang xuất khẩu chính ngạch vì sẽ mất thêm chi phí chưa kể còn phải đáp ứng thêm một số tiêu chuẩn về bao bì, nhãn mác. Trên thực tế, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng nhìn nhận, nông sản nói chung và trái cây nói riêng rất khó chuyển hướng thị trường do chưa đáp ứng được một số tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác…

Trước tình hình đó, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, Bộ Công Thương tiếp tục yêu cầu các thương vụ vào cuộc, nhiều thương vụ đã có lịch làm việc với khách hàng trong tuần này. Đồng thời tiếp tục theo dõi tiến độ xuất khẩu cho đến khi các cửa khẩu chính thức mở cửa trở lại để kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh.

“Chúng tôi đề nghị bà con thay đổi tiến độ sản xuất vì tình hình dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp, khó lường và có khả năng còn kéo dài. Bên cạnh đó, cần tổ chức kết nối chuỗi cung ứng với một số vựa trái cây lớn như Bình Thuận, Long An,…

Tiếp theo là động viên, hướng dẫn các chủ hàng xuất khẩu theo đường chính ngạch đối với các lô hàng có đủ điều kiện. Đồng thời khuyến nghị người bán, đóng gói, gắn tem nhãn phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc. Đối với những lô hàng không đủ điều kiện cần ưu tiên giải phóng hàng trong ngày 9/2 khi chợ biên giới mở cửa trở lại”, Thứ trưởng nói.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị các tỉnh biên giới tổ chức hỗ trợ bảo quản đối với các container đến ngày 9/2. 

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề nghị, cơ quan này tiếp tục theo dõi sát tình hình, rà soát, thống kê chính xác sản lượng và điều chỉnh sản xuất, canh tác ngay đối với các loại trái cây có tính thời vụ để giảm thiểu nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ngày càng sụt giảm, kể cả tính đến kịch bản dịch bệnh nCoV bùng phát mạnh tại Việt Nam, dẫn đến các nước khác hạn chế hoặc giảm nhập khẩu nông, thủy sản của ta.

Mặt khác, nghiên cứu, xem xét chỉ đạo các doanh nghiệp chế biến tăng cường thu mua lượng trái cây tươi hiện đang tồn đọng tại địa phương nhằm chế biến thành các sản phẩm như nước ép, sấy khô… để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Xem xét tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu các mặt hàng nông thủy sản trong nước đang sản xuất được, đặc biệt là các mặt hàng trái cây thông qua các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm bớt sức ép tiêu thụ nguồn cung đang dư thừa trong nước.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình đàm phán mở cửa thị trường về mặt kỹ thuật cho các mặt hàng trái cây của ta sang các thị trường mới. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai việc tái cơ cấu sản xuất từng ngành hàng một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu một cách bền vững, ổn định.

Phan Trang/chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 233


Hôm nayHôm nay : 53395

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1025563

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71252878