11:59 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thay đổi tư duy để phát triển

Thứ tư - 21/03/2018 11:32
TP.HCM vừa ban hành Quyết định 655/QĐ-UBND về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn giai đoạn 2017-2020, nhằm kết nối DN, HTX, hộ gia đình với các TCTD.

Theo đó, cá nhân, tổ chức phát triển nông nghiệp sẽ được một hội đồng thẩm định của chính quyền xét duyệt dự án để cấp bù lãi suất cho những khoản vốn vay ngân hàng. TP.HCM lấy lãi suất tiết kiệm 12 tháng của bốn NHTM Nhà nước cộng thêm 2% làm căn cứ hỗ trợ lãi suất cho từng phương án sản xuất nông nghiệp. Hay nói cách khác người vay vốn ngân hàng lãi suất 9%/năm mà lãi suất tiết kiệm bình quân của các NHTM Nhà nước là 7% cộng thêm 2% thì phương án đó được hỗ trợ 100% lãi suất.

Ảnh minh họa

Quyết định 655 áp dụng đối với các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, nuôi và khai thác tổ yến theo quy hoạch, khai thác đánh bắt thủy sản không mang tính lạm sát… Mỗi một đơn vị tham gia chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉ được nhận hỗ trợ lãi suất một lần trên mỗi phương án sản xuất kinh doanh. Thời gian hỗ trợ lãi vay không vượt quá chu kỳ một sản phẩm nông nghiệp. Ví như những loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất dưới 12 tháng, thời gian hỗ trợ lãi vay không quá 12 tháng; đối với hoa lan cây cảnh thời gian hỗ trợ không quá 60 tháng.

Thực tế, đô thị hóa phát triển nhanh đã đưa tỷ trọng nông nghiệp ở TP.HCM hiện chỉ còn chưa đến 1% trong tổng cơ cấu kinh tế trên địa bàn. TP.HCM nơi sớm có nhiều mô hình nông nghiệp sạch, nhưng rất nhỏ lẻ, đến nay mới chỉ có Vineco đang xây dựng quy mô ở huyện Củ Chi.

Trong khi, Nghị quyết 14 của Chính phủ những năm trước đây đã định hướng phát triển nông sản theo quy mô cánh đồng lớn và các chính sách của Trung ương cũng đang hướng đầu tư nông sản quy mô lớn.

Cùng với đó, Thông tư 33 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm ngoái, có quy định nếu những DN đầu tư nhà lưới, nhà kính được tính vào giá trị tài sản gắn liền trên đất đai. Từ đó, tạo ra quy mô tài sản lớn hơn để DN thế chấp vay vốn làm ăn trên những cánh đồng lớn, thay vì sản xuất nhỏ lẻ như trước đây do giá trị đất nông nghiệp luôn bị định giá rất thấp.

Theo số liệu thống kê, đầu tư vào nông nghiệp của TP.HCM trong giai đoạn 2011-2016 tương đương với 1,7% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), nếu tính suất đầu tư nông nghiệp theo giá trị sản xuất nông nghiệp đã tương ứng với 2% không phải nhỏ.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI - người đã có những dự án nông nghiệp, cho rằng đầu tư nông nghiệp sạch khó khăn nhất là nhân công và thị trường tiêu thụ. Những người làm ngân hàng cho rằng, vốn không phải yếu tố quyết định chính trong các dự án đầu tư nông nghiệp sạch của những DN làm ăn bài bản. Điều quan trọng nhất là hiện nay các đơn vị đầu tư nông nghiệp quy mô nhỏ nên các hoạt động tài chính không đi qua ngân hàng nên các ngân hàng rất khó nắm được dòng tiền để đầu tư vốn.

Thống kê của NHNN chi nhánh TP.HCM cho thấy, trong năm 2017 tỷ lệ cho vay tín chấp đối với các dự án nông nghiệp của các TCTD trên địa bàn chiếm hơn 15% trong tổng các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều DN ở TP.HCM sản xuất sản phẩm nông sản cung ứng vào chuỗi siêu thị Sài gòn Co.op, khi các NHTM đề nghị chia sẻ thông tin sản lượng lại từ chối và cho rằng đó là thông tin bí mật. Dẫn đến thực trạng ngân hàng đi tìm thông tin doanh số bán hàng của DN nông nghiệp để cho vay không cần tài sản thế chấp, khó như “mò kim đáy bể”.

Để có một thị trường nông sản sạch trước hết phải có những nhà sản xuất quy mô lớn, say mê với ruộng đồng. Từ đó, mới tạo ra lượng hàng hóa sạch cung ứng ra thị trường với số lượng lớn và giá thành rẻ, chứ không phải lấy giá cao làm thước đo giá trị nông sản sạch như hiện nay.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 742

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 741


Hôm nayHôm nay : 70718

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1523485

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74570456