23:59 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thêm nhiều mô hình mới trong Nông thôn mới

Thứ sáu - 09/02/2018 10:14
Bằng nguồn hỗ trợ xây dựng NTM, nhiều địa phương đã thực hiện thành công các mô hình sản xuất kinh tế, qua đó vừa giúp đời sống bà con được cải thiện, nông sản được tiêu thụ mạnh hơn.
Năm 2017, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu đăng ký về đích NTM, qua đó được hỗ trợ từ nguồn nông thôn mới 300 triệu đồng để đầu tư cho xây dựng mô hình phát triển kinh tế. Từ nguồn hỗ trợ này, xã đã đầu tư cho mô hình liên kết sản xuất dưa chuột trong vụ đông trên đất lúa với diện tích 5ha. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 100% tiền giống, 30% tiền làm giàn, phân bón và được cán bộ khuyến nông từ huyện đến xã trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật sản xuất đảm bảo an toàn. 
Giống khoai tây Marabel được trồng trên đất xã Nghi Hoa (Nghi Lộc). Ảnh: Nhật Tuấn
Lần đầu tiên triển khai, nông dân rất e ngại nhưng với các cơ chế hỗ trợ thiết thực nên bà con mạnh dạn tham gia. Sau gần 2 tháng gieo trồng hiệu quả đã thuyết phục được hoàn toàn bà con nông dân. Ông Phạm Huệ, nông dân xóm 6, xã Diễn Hoàng chia sẻ: Đây là lần đầu tiên dưa Diễn Hoàng mới có thu nhập từ 8-10 triệu đồng/sào, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Bà con được hỗ trợ chi phí sản xuất lại được doanh nghiệp thu mua nên rất thuận lợi, sang vụ đông năm 2018, dù không có hỗ trợ thì chúng tôi cũng sẽ mở rộng diện tích trồng dưa.
Năm 2017, Diễn Châu có 2 xã Diễn Hoàng và Diễn Phúc đăng ký về đích NTM và mỗi xã được hỗ trợ 300 triệu đồng và 18 xã được hỗ trợ 150 triệu đồng cho xây dựng mô hình phát triển kinh tế, chỉnh trang đồng ruộng và bảo vệ môi trường. Theo đó, từ nguồn vốn này, Diễn Châu đã xây dựng được 25 mô hình trong trồng trọt và chăn nuôi. Tiêu biểu như mô hình bí xanh, bí đỏ ở các xã Diễn Lợi, Diễn Nguyên, Diễn Thái; Mô hình hành tăm ở Diễn Minh, Diễn Thắng; Dưa chuột ở các xã Diễn Hoàng, Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Cát…
Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu cho biết: Từ nguồn hỗ trợ cho xây dựng NTM, Diễn Châu ưu tiên cho phát triển sản xuất nhằm đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi trên đồng ruộng. Được hỗ trợ nên bà con rất tích cực tham gia các mô hình và hầu hết đều phát huy hiệu quả. Trong năm 2018, chúng tôi sẽ chọn ra những mô hình tiêu biểu tiếp tục đầu tư  để nhân ra diện rộng, đồng thời mời gọi đầu tư liên kết để đảm bảo tính bền vững của các mô hình nhằm tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa, mang lại giá trị cao cho nông dân.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vụ đông năm 2017 xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc đã đưa cây khoai tây Marabel vào trồng trên đất với tổng diện tích 3,6 ha, có 72 gia đình tham gia. Nhờ thực hiện đúng quy trình sản xuất cây khoai tây phát triển tốt. Ông Lê Văn Uẩn ở xóm Hoa Bắc, xã Nghi Hoa phấn khởi cho biết: Hiện nhà tôi mới thu hoạch 135m2, được gần 3 tạ khoai; tính ra năng suất đạt 7,5 tạ củ/sào; trừ chi phí thu lãi khoảng 5 triệu đồng/sào. Đó cũng là mức thu nhập chung trên một đơn vị diện tích của hơn 500 hộ dân 3 xã trồng khoai tây Marabel là Nghi Xá. Thời điểm này, khoai tây đã được nông dân thu hoạch đại trà.
Mô hình nuôi lợn đệm lót sinh học ở Hưng Nguyên. Ảnh: Quang An
Tại huyện Hưng Nguyên, mô hình nuôi lợn sinh học của gia đình anh Lê Hồng Sinh ở xóm 6, xã Hưng Xá là một trong những mô hình thành công nhờ vận dụng tốt nguồn vốn xây dựng NTM. Gia đình anh có 150 con lợn thịt, nuôi trong 10 chuồng và hàng ngày được thả rông trong trang trại. Các chuồng đều sử dụng đệm lót sinh học cấu tạo từ trấu hữu cơ, cát và men vi sinh. Anh Sinh cho biết: Từ khi áp dụng mô hình này, tôi đã giảm được chi phí nhân công, đồng thời lợn sinh trưởng khỏe mạnh, không phải dùng bất cứ thuốc kháng sinh nào, không những vậy, thương lái cũng hỏi mua rất đông.
Tháng 9/2017 vừa qua, mô hình của anh được xã hỗ trợ 180 triệu đồng từ nguồn vốn của Chương trình xây dựng mô hình NTM, có vốn, anh đầu tư thêm con giống, thức ăn và gia cố đệm lót, giúp đàn lợn sinh trưởng nhanh. Hiện toàn bộ lợn của gia đình đã được đặt hàng cho thị trường Tết với giá thành 50.000 đồng/kg lợn hơi và 75.000 đồng/kg lợn thịt. Mức giá này cao hơn nhiều so với thị trường.

Qua trao đổi, ông Nguyễn Văn Hằng - Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh cho biết: Mặc dù nguồn vốn hỗ trợ xây dựng các mô hình MTQG xây dựng NTM trong năm 2017 được giải ngân khá muộn (tháng 7/2017) nhưng nhìn chung, các xã sau khi có vốn thì cơ bản đều đã thực hiện khá tốt việc triển khai các mô hình trong xây dựng NMT. Trong năm 2018, chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho bà con. Năm 2018, tỉnh Nghệ An có 27 xã đăng ký về đích NTM, do đó những xã này cần tập trung thực hiện tốt các mô hình đã đề ra ngay khi có nguồn vốn.
Theo Báo Nghệ An
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 743

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 741


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1484494

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74531465