06:18 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn: Chuyện nan giải

Thứ ba - 10/02/2015 23:05
Không khó khi nhận ra nhiều khu dân cư ở địa bàn nông thôn của nhiều địa phương đang ngập trong rác. Rác được vứt bỏ ở bất cứ đâu, từ nằm chất đống, chềnh ềnh ven các đường trục, vệ đê đến trôi lềnh phềnh, tắc ứ trên sông, hồ, kênh, rạch.
Anh Nguyễn Thành Công-tác giả công nghệ và cũng là người đang chỉ đạo vận hành mô xử lý rác bằng lò đốt của thị trấn Ngô Đồng

Anh Nguyễn Thành Công-tác giả công nghệ và cũng là người đang chỉ đạo vận hành mô xử lý rác bằng lò đốt của thị trấn Ngô Đồng

Đây được cho là hệ lụy của việc người dân thiếu ý thức, xả rác bừa bãi, hơn thế là hệ lụy của việc chính quyền nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm, đầu tư xứng đáng cho vấn đề đang báo động này.

Nhiều xã ở tỉnh Nam Định lâu nay đã thành lập các tổ thu gom rác thải. Tuy nhiên, các tổ thu gom này hiện hoạt động chỉ từ nguồn thu phí với mức thu thấp. Các tổ thu gom do vậy chỉ có thể thu gom ở khu vực thu được phí. Lượng rác thải phát sinh hàng ngày tại địa bàn do vậy không được thu gom hết. Như tại huyện Vụ Bản tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt mới chỉ đạt khoảng 75%. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là cho tới nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh Nam Định chưa có điểm tập trung, xử lý rác thải. Một số xã có điểm tập trung rác thải nhưng mới chỉ nằm trong quy hoạch. Nhiều xã có nơi tập trung rác thải nhưng biện pháp xử lý phổ biến mới chỉ là chôn lấp…

Liên quan đến vấn đề này, ông Đoàn Hồng Phong-Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, ngân sách tỉnh đã cấp cho 96 xã thực hiện giai đoạn đầu từ 8-10 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của tỉnh, các địa phương phải dành một phần trong số kinh phí này để xây dựng khu tập trung, xử lý rác thải. Tuy nhiên, theo ông Phong, hiện các địa phương trong tỉnh đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý. Chọn máy móc, công nghệ của Nhật hoặc Thái Lan rất yên tâm về chất lượng, hiệu quả nhưng giá thành thường trên dưới 3 tỷ đồng, quá khả năng của các địa phương. Từ thực tế này, tỉnh có chủ trương sử dụng công nghệ máy móc do chính một số doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất vì ưu điểm giá thành rẻ, chỉ khoảng 6-7 trăm triệu đồng/máy, phù hợp với khả năng tài chính của địa phương. Tuy nhiên, theo ông Đoàn Hồng Phong vướng mắc ở chỗ công nghệ xử lý rác thải này hiện mới đang trong quá trình chạy thử nghiệm.

Trong bối cảnh đó, mô hình xã hội hóa trong vấn đề xử lý rác thải ở thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đang mang lại những hiệu quả tích cực, trên nhiều phương diện. Ngày cận Tết, có mặt tại khu xử lý rác thải bằng công nghệ đốt của thị trấn nằm ven sông Hồng, chúng tôi chứng kiến không khí làm việc rất khẩn trương. Theo đó, rác được tổ thu gom gồm 10 người vận chuyển từ các khu dân cư trong thị trấn tập trung về đây. Tại đây, có 5 người túc trực làm các nhiệm vụ phân loại rác, vận chuyển vào lò, tiến hành đốt…

Mô hình này mới đi vào hoạt động từ tháng 8-2013, từ tâm huyết của anh Nguyễn Thành Công-một thanh niên trẻ ở địa phương. Anh Công cho biết, nơi đây vốn là địa điểm được địa phương quy hoạch, xây dựng thành khu tập trung rác. Tuy nhiên, biện pháp xử lý sau đó chỉ là chôn lấp. Theo thời gian, bãi chôn lấp nhanh chóng bị đầy, mở rộng tiếp thì không còn đất. Vốn có kiến thức về cơ khí, anh đã mày mò, nghiên cứu, chế tạo thành công máy xử lý rác bằng công nghệ đốt với tổng chi phí khoảng 650 triệu đồng. Đánh giá cao hiệu quả của mô hình trong việc thu gom, xử lý rác thải, ông Phùng Thế Truyền-Chủ tịch UBND thị trấn Ngô Đồng cho biết, mới đây thị trấn đã quyết định hỗ trợ 100% chi phí sản xuất máy đốt rác cho doanh nghiệp. Anh Nguyễn Thành Công cho biết, trong năm 2014, công ty anh đã làm tờ trình và đang hy vọng sẽ nhận được hỗ trợ của UBND tỉnh để có điều kiện hoàn thiện, nâng cấp công nghệ lò đốt rác cũng như mô hình bảo vệ môi trường xã hội hóa này.
Theo: baomoi.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217


Hôm nayHôm nay : 27011

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 172884

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73219855