10:30 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu hút đầu tư vào chăn nuôi: Theo hướng mở

Chủ nhật - 14/10/2012 22:43
(baodautu.vn) Nhiều chuyên gia nhận định, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi cần được thay đổi theo hướng mở, đẩy mạnh triển khai mô hình hợp tác công - tư (PPP).
Hiện lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi đang thu hút nhiều nhà đầu tư

Hiện lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi đang thu hút nhiều nhà đầu tư

Tại “Hội nghị Xúc tiến đầu tư chăn nuôi năm 2012” vừa diễn ra tại TP.HCM, nhiều đại biểu đã có chung nhận định, đầu tư cho chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của ngành trong nền kinh tế. Trong thời gian tới, lĩnh vực này cần được khuyến khích cả về đầu tư mới và mở rộng sản xuất những dự án hiện có phù hợp với chiến lược phát triển của ngành.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện tại, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi còn thấp. Cho dù năm 2012, tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ước đạt hơn 365 triệu USD, tăng hơn 50% so với năm 2011, song đây vẫn là mức thấp khi mà nhu cầu đầu tư phát triển ngành còn rất cao. 
 
Các dự án đầu tư khép kín (từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất con giống đến đầu tư chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi) bước đầu đã và đang có hiệu quả và cần được khuyến khích phát triển phù hợp với quy hoạch ngành và lợi thế từng vùng.
Ông Leong Hong Hing, Tổng giám đốc Công ty TNHH QL Vietnam Agroresources (Malaysia), một trong những doanh nghiệp (DN) thực hiện đầu tư theo mô hình dự án được triển khai theo công nghệ hiện đại ở tất cả các khâu sản xuất, bao gồm đầu tư nhà  máy chế biến thức ăn trong khu vực trang trại chăn nuôi để chủ động về nguồn thức ăn; đồng thời, kiểm soát được nguồn dinh dưỡng cung cấp cho vật nuôi theo từng giai đoạn trong chu kỳ phát triển. “Do vậy, sản phẩm do DN đưa ra thị trường có chất lượng cao, được thị trường đón nhận. Nhờ đó, hiệu quả kinh doanh của các DN cũng được nâng cao”, ông Leong Hong Hing nói.
Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều DN đầu tư vào chăn nuôi mở rộng sản xuất - kinh doanh thời gian qua.
Theo báo cáo của 17 DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chăn nuôi, riêng trong năm 2011 và 9 tháng đầu năm nay, các DN này đã đầu tư trên 635 triệu USD cho việc mở rộng sản xuất - kinh doanh.  Con số này không chỉ cho thấy tiềm lực của các DN này, mà còn thể hiện phần nào lực hút từ lĩnh vực chăn nuôi, một lĩnh vực đem lại lợi nhuận cho các DN đầu tư vốn lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, khép kín và có sự gắn kết chặt chẽ giữa DN và người chăn nuôi.
Tuy nhiên, trong cơ cấu dự án đầu tư vào lĩnh vực này, số nhà đầu tư theo phương thức khép kín nói trên chưa nhiều, mới chỉ có một số DN FDI và DN lớn trong nước. Phần lớn DN vẫn chỉ đầu tư chủ yếu vào mảng thức ăn chăn nuôi, vốn đem lại lợi nhuận cao.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, đã có 346,8 triệu USD vốn FDI đầu tư cho lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, chiếm gần 95% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Lĩnh vực giống chỉ thu hút 4% vốn đầu tư và hơn 1% vốn đầu tư còn lại thuộc về các lĩnh vực khác trong ngành chăn nuôi. Thực tế này cho thấy, lĩnh vực thức ăn chăn nuôi thực sự hấp dẫn do hiệu quả cao, song để phát triển bền vững ngành chăn nuôi cần sự đầu tư đồng bộ từ con giống đến thức ăn gia súc, chế biến, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Và để đạt được điều đó, cần có những giải pháp khuyến khích đầu tư cụ thể.
Ông Vương Ngọc Long, Giám đốc kỹ thuật, Công ty Bò Sữa Việt Nam - một trong những DN đang đầu tư khá mạnh cho lĩnh vực giống vật nuôi với quy mô cung cấp khoảng 500 con bò giống/năm và có kế hoạch nâng tổng số đàn bò lên 30.000 con vào năm 2015, cho biết, một trong những cái khó cho đầu tư vào chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc là quỹ đất. “Để khuyến khích mạnh hơn nữa đầu tư vào lĩnh vực này, cần có cơ chế dành nhiều ưu đãi về đất đai, tín dụng…, nhất là cho những dự án đầu tư đồng bộ, khép kín”,  ông Long nói.
Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi cần được thay đổi theo hướng mở, tăng cường mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực này, nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng về tài chính cho các dự án đầu tư, phát huy được hiệu quả từ việc ứng dụng những kỹù năng, công nghệ hiện đại. Các lĩnh vực tiềm năng cho áp dụng PPP trong ngành chăn nuôi gồm tiêu chuẩn hóa sản phẩm chăn nuôi, hệ thống giết mổ, chế biến, phát triển nguồn nhân lực…

Các dự án đầu tư công nghệ hiện đại tự động đến từng khâu của quá trình sản xuất cũng sẽ được chú trọng trong thu hút nguồn vốn đầu tưn
Chuyên mục có sự hợp tác của Chương trình Xúc tiến Đầu tư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
baodautu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 381


Hôm nayHôm nay : 45703

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 659654

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70886969