09:11 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thức ăn chăn nuôi: Chưa thể kỳ vọng vào VAT

Thứ ba - 23/09/2014 22:42
Thủ tướng vừa đồng ý đề nghị của Bộ Tài chính về việc mặt hàng thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp (đang áp dụng mức thuế VAT 5%) không phải chịu thuế VAT. Điều này đang làm nóng dư luận, với nhiều luồng ý kiến.

Giá trị nhập lớn

Phong phú, nhưng phức tạp, đấy là nhận xét chung về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tại Việt Nam hiện nay, nguyên nhân là do xen lẫn nhiều yếu tố nước ngoài. Phần lớn các công ty sản xuất TĂCN thủy sản hiện nay có yếu tố nước ngoài và xuất khẩu, bên cạnh việc nhập khẩu TĂCN còn có nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất.

Tuy nhiên, các loại TĂCN được nhập khẩu về chỉ nằm trong một công đoạn của quá trình sản xuất chưa ra thành phẩm, TĂCN dùng để nuôi thủy sản chẳng hạn, sau đó sản phẩm tôm cá được xuất đi nước khác, có nghĩa người tiêu dùng cuối cùng hầu hết không phải là người Việt. (Thông lệ các nước thì thuế VAT áp dụng cho xuất khẩu là 0%). Những ưu đãi về thuế đầu vào liệu có ảnh hưởng đến thu ngân sách?  

Nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản ở nước ta phần lớn phải nhập khẩu - Ảnh: LHV

Hiện, Việt Nam nhập khoảng 60% nguyên liệu sản xuất, chủ yếu là đậu tương, khô dầu đậu tương, lúa mì (nhập 90 - 95%); các chất khoáng, vitamin, tạo mùi... (nhập 100%). Nguyên liệu được nhập từ 50 quốc gia, trong đó chủ yếu từ Ấn Độ, Argentina, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan. Giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 18,7% so cùng kỳ năm 2013.

 

Mức độ tác động của VAT

Một số ý kiến cho rằng, việc miễn giảm thuế VAT sẽ giúp ngành sản xuất TĂCN, nuôi trồng, chế biến bớt khó khăn do giảm chi phí đầu vào và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Góc nhìn này chưa hẳn hợp lý, bởi bản chất thuế VAT là đánh vào người tiêu dùng với cùng một khung mức thuế nên mức độ ảnh hưởng của nó đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp là không nhiều.

Nghiên cứu và thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các nước trong đó có Việt Nam, sau khi áp dụng thuế VAT, giá các loại hàng hóa, dịch vụ đều không thay đổi hoặc chỉ thay đổi với tỷ lệ không đáng kể. Mức tiêu dùng không giảm, vì đây là mức thuế suất được áp dụng chung trên toàn thị trường và đánh vào người tiêu dùng.

Thuế VAT khi đánh vào khâu nguyên liệu đầu vào nhập khẩu được xem là công cụ điều tiết thị trường đầu vào của sản xuất. Thông qua đó sẽ bảo hộ được sản xuất trong nước. Đơn cử mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất được hơn 1 triệu tấn ngô, trong khi nhu cầu 4 - 5 triệu tấn/năm, nên phải nhập khẩu. Theo thống kê, khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 8/2014 đạt 171.000 tấn với giá trị 45 triệu USD. Khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm đạt 2,83 triệu tấn, giá trị nhập khẩu 734 triệu USD (tăng 2,3 lần về lượng và 1,8 lần về giá trị so cùng kỳ năm 2013). Với diện tích đất đai cũng như nhân lực, kỹ thuật đều hạn chế hơn một số đối thủ lớn, nếu không dựa vào những công cụ hỗ trợ là thuế, chắc chắn những người trồng ngô Việt Nam sẽ còn vất vả hơn khi phải đối phó ngô nhập khẩu giá rẻ. Bản thân nguồn thu hạn hẹp cũng khiến việc tái đầu tư sản xuất trong nước gặp khó.

 

Khó tạo sức bật từ giảm thuế VAT

Việc áp dụng thuế VAT tại Việt Nam đã ổn thỏa và đánh trúng đối tượng? Một số chủ trang trại bày tỏ vui mừng về việc miễn giảm thuế VAT và cho rằng họ chính là đối tượng được hưởng lợi, vì họ là người phải trả thuế VAT cho TĂCN (!); trong khi thực tế, quá trình nuôi trồng chỉ là một khâu của sản xuất, chưa ra thành phẩm và bản chất đối tượng chịu thuế VAT phải là những người tiêu thụ sản phẩm của các nông trại (người tiêu dùng) chứ không phải các nông trại (người sản xuất).  

Muốn phát triển sản xuất, các doanh nghiệp ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phải tìm cách hạ giá thành từ nhiều biện pháp khác (giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, mở rộng thị trường…). Thuế VAT được áp dụng ở các thị trường trên toàn thế giới là vấn đề doanh nghiệp phải đối diện và tất cả các doanh nghiệp ở các nước khác cũng đều chịu chung ảnh hưởng.

>> Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế đánh vào người tiêu dùng, như nghĩa vụ mỗi cá nhân phải đóng góp xây dựng quốc gia. Ở Việt Nam, việc thu thuế VAT gián tiếp thông qua doanh nghiệp nhưng nó không thay đổi bản chất loại thuế này.

Nguyên Anh 
theo 

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 463


Hôm nayHôm nay : 74227

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1046395

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71273710