00:19 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thức ăn chăn nuôi: Vẫn giữ nguyên chính sách không phải chịu thuế GTGT

Thứ ba - 11/08/2015 21:52
Ngày 10/8, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các Bộ: Công thương, NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư; Hiệp hội Phân bón, Tập đoàn Hóa chất và Công ty TNHH Sojitz Việt Nam, nhằm giải thích về chính sách thuế GTGT đối với phân bón, thức ăn chăn nuôi theo yêu cầu của Chính phủ.
Theo Bộ Tài chính, Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau năm 2012 lãi 736 tỷ đồng và năm 2013 lãi 525 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Theo Bộ Tài chính, Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau năm 2012 lãi 736 tỷ đồng và năm 2013 lãi 525 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Phân bón không chịu thuế: Người nông dân được lợi

Theo giải thích của Bộ Tài chính, qua số liệu thống kê sơ bộ của cơ quan thuế và Hiệp hội sản xuất phân bón thì 4 tháng đầu năm 2015, các công ty sản xuất phân bón vẫn lãi tổng cộng hơn 2.400 tỷ đồng. Một số công ty có mức lợi nhuận cao, tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp bị lỗ.

Thực hiện Luật sửa đổi các luật về thuế, từ ngày 1/1/2015, phân bón không chịu thuế GTGT ở tất cả các khâu nhập khẩu, sản xuất, bán buôn và bán lẻ. Tại khâu bán buôn và bán lẻ, thuế GTGT phải nộp mỗi khâu là 1% trên doanh thu theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Do không chịu thuế nên tổng cộng mức giảm tối thiểu là 2% trên doanh thu (bao gồm thuế GTGT trước ngày 1/1/2015) khi đến tay người nông dân.

Theo ước tính sơ bộ của Bộ Tài chính, tổng số thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón mà người nông dân phải trả trong năm 2014 ước khoảng 5.380 tỷ đồng. Trong đó đối với mặt hàng phân bón trong nước là 4.180 tỷ đồng và phân bón nhập khẩu là 1.200 tỷ đồng.

Còn tổng số thuế GTGT đối với TACN công nghiệp cho gia súc, gia cầm (không tính thức ăn cho nuôi trồng thủy sản) mà người nông dân phải trả trong năm 2014 là khoảng 7.550 tỷ đồng. Ngoài TACN công nghiệp, các trang trại có tự trộn TACN phải tính, nộp thuế GTGT đối với TACN tự trộn nhưng không được khấu trừ số thuế GTGT này, vì sản phẩm nông nghiệp đầu ra không chịu thuế GTGT.

Theo số liệu thống kê của cơ quan thuế, từ năm 2009 đến hết 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ thuế GTGT đầu vào trên doanh thu chưa có thuế GTGT của DN sản xuất phân bón là 5,71%, cao hơn 0,71% so với mức thuế suất 5% nên nếu tăng giá bán chưa có thuế bằng với mức thuế GTGT đầu vào hạch toán vào chi phí (để mức lợi nhuận tuyệt đối của DN không thay đổi), thì giá bán sẽ tăng 0,71%. Mức tăng 0,71% này của DN sản xuất phân bón hoàn toàn thấp hơn mức giảm 2% trên giá thanh toán mà người nông dân được hưởng, do phân bón không chịu thuế GTGT ở khâu bán buôn, bán lẻ.

“Có nghĩa là, nếu cộng đủ thuế GTGT đầu vào vào giá bán phân bón của DN thì mức lợi nhuận tuyệt đối của DN không thay đổi và người nông dân vẫn được lợi do mức giảm giá ở khâu bán buôn, bán lẻ phân bón (không chịu thuế GTGT) cao hơn mức tăng do số thuế GTGT đầu vào cộng vào giá bán”, Bộ Tài chính cho biết.

Từ năm 2015 trở đi, nếu ước tính theo quy mô vốn đầu tư (không bao gồm thuế) của lĩnh vực phân bón theo Quy hoạch ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030 thì tổng số thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định (TSCĐ) đến năm 2020 khoảng 3.000 tỷ đồng.

Mặc dù số hoàn thuế bình quân mỗi năm khoảng 500 tỷ đồng nhưng do TSCĐ sử dụng trong nhiều năm, đặc biệt là nhà xưởng có thời gian khấu hao tối thiếu lên đến 25 năm, nên khi phân bổ vào giá thành sản xuất phân bón tác động không nhiều.

Theo Bộ Tài chính, giả sử thời gian khấu hao trung bình là 10 năm, sản lượng phân bón các loại bình quân 11 triệu tấn thì số thuế GTGT của TSCĐ hạch toán vào 1 kg phân bón chỉ là 4,5 đồng, không tính số thuế GTGT đầu vào sản xuất phân bón xuất khẩu được hoàn.

Từ những nội dung nêu trên, Bộ Tài chính cho biết đã trình và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ NNPTNT và các đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi, rà soát, đánh giá tác động cụ thế của chính sách phân bón không chịu thuế GTGT.

Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ tới.

Giữ nguyên chính sách TACN không chịu thuế GTGT

Cũng tại văn bản này Bộ Tài chính cho biết, qua khảo sát các DN đều cho rằng chính sách thức ăn chăn nuôi (TACN) không chịu thuế GTGT từ ngày 1/1/2015 đã có ảnh hưởng tốt, góp phần giảm giá bán tính trên doanh thu chưa thuế khoảng 4% - 4,5% ngay tại khâu sản xuất premix, hoạt chất dùng cho sản xuất TACN và khâu trực tiếp trộn, chế biến, bên cạnh việc giảm thủ tục hành chính về kê khai, nộp thuế và giảm khó khăn về dòng tiền cho DN.

Trong cả 3 DN được khảo sát, không có DN nào kiến nghị điều chỉnh chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng TACN. Tại thời điểm khảo sát đầu tháng 3/2015, các đơn vị này đều giữ giá bán ra bằng giá bán chưa có thuế GTGT trước ngày 1/1/2015, như vậy người chăn nuôi được hưởng trọn vẹn 5% thuế GTGT đầu ra trước đây. Thực tế giá TACN hỗn hợp trong 3 tháng đầu năm 2015 giảm nhẹ so với tháng 12/2014 và giảm mạnh so với quý 1/2014.

Cũng theo Bộ Tài chính, TACN gồm 2 loại: TACN tự nhiên do tổ chức, cá nhân trồng trọt bán ra và thức ăn công nghiệp, do các DN sản xuất, chế biến; cùng với phế liệu, phế phẩm từ các ngành chế biến. Trong đó loại thức ăn tự nhiên chiếm khoảng 1/3 tổng nhu cầu TACN.

Nếu áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% thì phải áp dụng thuế suất 0% ở tất cả các khâu, từ trồng trọt, sơ chế sản phẩm đến chế biến, và phải thực hiện hoàn thuế GTGT.

Theo Bộ Tài chính, việc này là không khả thi vì người nông dân không thực hiện được hệ thống kế toán và sổ sách, hóa đơn, không có khả năng được hoàn thuế GTGT đầu vào mà chỉ có DN sản xuất nông nghiệp đáp ứng được điều kiện, thủ tục và được hoàn thuế. Do đó, sẽ gây bất bình đẳng trong sản xuất nông nghiệp giữa người nông dân và DN, bất lợi cho người nông dân; đồng thời rủi ro cao về gian lận trong hoàn thuế GTGT như việc hoàn thuế GTGT đối với nông sản ở khâu lưu thông thương mại đã diễn ra trước ngày 1/1/2014.

“Do tác động tổng thể của chính sách TACN không chịu thuế GTGT từ ngày 1/1/2015 là tương đối tốt và phù hợp với thông lệ các nước, Bộ Tài chính đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giữ chính sách TACN không chịu thuế GTGT”, Bộ Tài chính cho biết.

Trước đó, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật sô 71/2014/QM13 về thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Luật đã chuyển mặt hàng phân bón, TACN từ đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT; DN sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào - kể cả thuế GTGT của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo TSCĐ dùng cho sản xuất phân bón, TACN.

Sau đó, cuối tháng 4/2015, Bộ Tài chính đã nhận được kiến nghị của Bộ Công thương, Hiệp hội Phân bón, Tập đoàn Hoá chất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Quốc hội sửa đổi Luật số 71/2014/QM13 quy định phân bón áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, hoặc áp dụng thuế suất thuế GTGT thấp nhất. Lý do phân bón không chịu thuế GTGT nên chi phí giá thành tăng thêm khoảng 6 - 8% tuỳ loại.

Còn Công ty TNHH Sojitz Việt Nam cũng kiến nghị điều chỉnh chính sách thuế với lý do TACN không chịu thuế GTGT nên DN không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT của TSCĐ, nguyên vật liệu đầu vào. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải hạch toán vào chi phí làm tăng giá thành sản phẩm.

Theo N.P/thoibaotaichinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208


Hôm nayHôm nay : 26217

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 462265

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73509236