21:47 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thủy sản: Chật vật hồi phục

Thứ năm - 09/05/2013 22:47
Sản lượng nuôi trồng giảm, khai thác tăng, ngành thủy sản vẫn đối diện nhiều nguy cơ về thị trường tiêu thụ và sự phát triển bền vững. Điểm sáng trong tháng 4 của ngành chính là mặt bằng xuất khẩu đang có xu hướng phục hồi sau quý 1 giảm mạnh.
Cá ngừ đại dương vẫn tiếp tục xuống giá

Cá ngừ đại dương vẫn tiếp tục xuống giá

Khai thác tăng…
 
Tổng cục Thủy sản cho biết, trong tháng 4, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 411 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng khai thác đạt 224 nghìn tấn, tăng 5%, sản lượng nuôi trồng đạt 187 nghìn tấn, bằng 96,1% so với cùng kỳ.
 
Nguyên nhân giúp sản lượng khai thác thủy sản tăng là do thời tiết trên các ngư trường thuận lợi, các đối tượng cá nổi như cá nục, cá cơm, sứa, ruốc, cá ngừ… xuất hiện nhiều, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển sản xuất, số tàu cá hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển tăng 5% giúp sản lượng khai thác hải sản tăng. Các đội tàu hoạt động trên các vùng biển cũng đã biết liên kết để chuyển tải sản phẩm, tăng thời gian bám biển, qua đó, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và thu được lãi nhất định.
 
Tính chung lũy kế 4 tháng, sản lượng thủy sản khai thác đạt  873,7 nghìn tấn, tăng 4%. Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 825 nghìn tấn, tăng 4,3%, sản lượng cá đạt 633 nghìn tấn, tăng 4,4%, tôm đạt 35,9 nghìn tấn, tăng 3,5%. Khai thác biển chủ yếu tập trung vào đối tượng cá lớn vùng biển xa bờ, đặc biệt là cá ngừ đại dương. 
 
Tuy nhiên, nghề câu cá ngừ đại dương lại đang gặp khó khi sản lượng tăng mạnh tới 76,1% ở Bình Định, 8,9% ở Phú Yên và mặt bằng giá bản sản phẩm  giảm tới 54%, dao động từ 50.000-55.000 đồng/kg, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu nhập của ngư dân. 
 
Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, do khai thác quá mức và khai thác trái phép thường xuyên, nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm. Trong khi đó, quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát còn yếu, thiếu lực lượng, thiếu kinh phí, thiếu phương tiện hoạt động. Chất lượng và giá trị sản phẩm khai thác vì thế còn thấp, thu nhập của đa số ngư dân không ổn định.
 
Nuôi trồng giảm
 
Ở chiều ngược lại, sản lượng thủy sản nuôi trồng lại có xu hướng giảm. Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch quá lớn trong khi độ sâu nước tại ruộng, mương dẫn nước thấp đã làm cho tôm nước lợ bị sốc môi trường, gây chết hàng loạt tại một số vùng ở miền Trung và miền Nam… đã khiến sản lượng nuôi trồng thủy sản giảm. Trong tháng 4 chỉ ước đạt 187,3 nghìn tấn, giảm 4% so với cùng kỳ; trong đó sản lượng cá giảm 6%, tôm tăng 4,2% và thủy sản khác tăng 5,6%.
 
Ở riêng ngành nuôi cá tra, giá và thị trường tiêu thụ đang là những khó khăn lớn nhất. Sản lượng cá tra của An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, điển hình Vĩnh Long giảm tới 52%. Giá thức ăn dù đã giảm từ 4.000 - 6.000 đồng/kg nhưng chi phí đầu vào vẫn cao hơn giá bán từ 1.000 – 1.500 đồng/kg. Với con tôm nuôi, thống kê cho thấy diện tích nuôi thả tôm giống chỉ còn 96,8% so với cùng kỳ, trong đó, diện tích thả giống tôm sú giảm 3,8%. Diện tích nuôi tôm bị bệnh tăng tới 5,2%.
 
Một vấn đề nổi cộm nữa gây khó khăn cho ngành thủy sản trong nước chính là sự gia tăng các vụ nhập lậu thủy sản. Thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện, bắt quả tang các vụ nhập lậu thủy sản tươi sống từ Trung Quốc. Trong 6 ngày từ 25-4 đến 1-5, Hà Nội đã bắt 3 vụ vận chuyển, với 6 xe tải chở đầy cá quả, cá trê, cá tầm, ếch và thực phẩm lậu từ Trung Quốc đổ về các chợ đầu mối để tiêu thụ.
 
Tuy nhiên, trong khó khăn thì xuất khẩu được xem là điểm sáng. Nửa đầu tháng 4, xuất khẩu tất cả các sản phẩm thủy sản đều tăng mạnh, trong đó tôm tăng gần 34%, tôm chân trắng tăng gần 60%, cá tra tăng 14%, cá ngừ 31%... Chính vì thế, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 tăng khoảng 11% so với cùng kỳ, đạt khoảng 520 triệu USD, giúp tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đạt 1,78 tỷ USD, giảm 0,6%.
 
Nhưng dù nhu cầu thế giới hồi phục, thủy sản Việt Nam vẫn đang đối diện nhiều khó khăn, từ nguồn nguyên liệu cho đến rào cản từ các thị trường nhập khẩu như thuế chống bán phá giá cá tra, thuế chống trợ cấp với tôm, hội chứng tôm chết sớm, giá cả biến động thất thường… đang là những rào cản cho đà tăng trưởng xuất khẩu.
 
Nguyễn Nga
theo   daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 344

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 342


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1094134

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71321449