00:36 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm giải pháp kéo tư nhân đầu tư vào nông nghiệp

Thứ hai - 29/06/2015 05:47
Doanh nghiệp được xác định là nòng cốt, là động lực để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên, tới nay chỉ 1% doanh nghiệp tại Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp, trong đó, hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mới chỉ có 1% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Tại Hội nghị Tăng cường đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp diễn ra ngày 28-6 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Cao Đức Phát cho hay, dù đã có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, song theo số liệu của Bộ NNPTNT, thời gian qua, vốn đầu tư tư nhân rót vào lĩnh vực nông nghiệp rất thấp.

Năm 2014, tỉ trọng doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp chỉ chiếm 1,01% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước, chủ yếu là quy mô nhỏ; trong số này, số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỉ đồng chiếm đến 55%.

Trong 5 năm (2008 – 2013) chỉ có 3.486 doanh nghiệp nông nghiệp được thành lập nhưng có tới gần 475 doanh nghiệp bị giải thể. Bên cạnh số ít doanh nghiệp đầu tư bài bản, đa phần doanh nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác nguồn lực tài nguyên mà chưa quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ cao, thiết bị hiện đại cho chế biến sâu.

“Đặc biệt, sự liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học và nông dân chưa chặt chẽ, chính là điểm yếu hạn chế nông nghiệp phát triển” – Bộ trưởng Phát cho hay.

Tại hội nghị, các đại biểu đều nhận định, nông nghiệp là ngành có tiềm năng và lợi thế nhất của Việt Nam, đây là ngành duy nhất xuất siêu và có thể cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam mới chỉ huy động tài nguyên và năng lực hộ nông dân để cạnh tranh với các quốc gia khác, còn những yếu tố khác thì còn khá kém: đầu tư nhỏ, hạ tầng yếu kém, đất đai manh mún, chính sách vĩ mô bất thuận cho ngành nông nghiệp…

Hiện nay, ngành nông nghiệp đang đứng trước bối cảnh mới, không thể phát triển theo kiểu cũ mà đòi hỏi chất lượng, hiệu quả cao hơn. Và lúc này, vai trò chủ đạo không chỉ có người nông dân mà bắt buộc phải có doanh nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp mới giải quyết được 3 nút tắc nghẽn của tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đó là: thị trường, vốn và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều nguyên nhân khiến việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn khó khăn, trong đó, khó khăn nhất vẫn là việc gom được quỹ đất đủ lớn, chính sách tín dụng, thuế…

Lập Câu lạc bộ các nhà đầu tư nông nghiệp

Tại Hội nghị, Bộ NNPTNT cũng giới thiệu về Câu lạc bộ các nhà đầu tư nông nghiệp với sự tham gia của nhiều cục, vụ thuộc bộ, khoảng 30 tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã và đang đầu tư vào nông nghiệp, cùng 8 tỉnh tiên phong tái cơ cấu nông nghiệp.

Trong số gần 30 doanh nghiệp này, có rất nhiều tên tuổi lớn như Vinaseed, Dabaco, T&T, Hòa Phát, Trung Thành, TH true Milk, VinaMit, Trung Nguyên, Vingroup, Viettel, FPT, Vĩnh Hoàn, thủy sản Minh Phú…

Thực chất, đây là một hình thức đối tác công tư hoàn toàn mới ở Việt Nam. Hoạt động của nhóm được kết nối chặt chẽ với 8 tỉnh quyết tâm tái cơ cấu nông nghiệp và được Bộ NNPTNT lựa chọn thực hiện thí điểm tái cơ cấu nông nghiệp gồm: Lào Cai, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Quảng Ninh.

Câu lạc bộ các nhà đầu tư nông nghiệp cũng sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với Ban chỉ đạo liên ngành về tái cơ cấu nông nghiệp, từ đó cơ quan quản lý dễ dàng tháo gỡ các khó khăn và đưa ra các cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao sáng kiến thành lập Nhóm thu hút đầu tư nông nghiệp của Bộ NNPTNT. Bộ NNPTNT cũng đã tổ chức tiếp xúc doanh nghiệp và tập hợp được 30 nhóm vấn đề, 40 kiến nghị cụ thể.

Khó khăn nhất đối với doanh nghiệp nông nghiệp là vấn đề đất đai. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ NNPTNT, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường có những giải pháp điều chỉnh trong thời gian tới.

Thực tế, bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người rất thấp, cả nước khoảng 0,7 héc ta/người, vùng Đồng bằng Bắc bộ chỉ 0,3 héc ta, trong khi đó, phát triển kinh tế xã hội cũng có nhu cầu lấy thêm diện tích từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

“Do vậy, mong muốn có đất đai để sản xuất thì việc liên kết với nông dân là rất cần thiết và nên coi đó một ưu tiên, mặc dù là rất khó. Nếu doanh nghiệp không làm thành công vấn đề này thì không ai làm thành công” - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định.

theo thesaigontimes

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: doanh nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 32930

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1171034

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71398349