19:24 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng chính sách: Trụ cột quan trọng hỗ trợ giảm nghèo

Thứ năm - 01/06/2017 12:21
Tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện là giải pháp sáng tạo của Đảng và Nhà nước và có tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với đặc điểm, tình hình, ý nguyện của đất nước chúng ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Tín dụng chính sách vùng Tây Nam bộ, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội”, do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức mới đây, các đại biểu Quốc hội đã có cái nhìn toàn diện hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách.

Điểm giao dịch NHCSXH tại xã Hỏa Lựu, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

Tín dụng là điểm sáng trong chính sách giảm nghèo

Ông Bùi Sĩ Lợi

Hệ thống an sinh xã hội của chúng ta hiện nay có 4 trụ cột cơ bản. Trụ cột đầu tiên mang tính phòng ngừa là để bảo đảm cho người dân không rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trụ cột thứ hai là trụ cột giảm thiểu rủi ro. Thứ ba là phải khắc phục được rủi ro. Cuối cùng là bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản, tối thiểu bao gồm giáo dục, y tế, nhà ở, nước sinh hoạt và thông tin truyền thông.

Giảm nghèo của chúng ta được xếp trong các chương trình phòng ngừa, mà trụ cột phòng ngừa chính là chúng ta giải quyết tín dụng cho vay đào tạo, dạy nghề, giải quyết vấn đề việc làm, không để cho người dân rơi vào tình trạng không có việc làm dẫn đến không có thu nhập.

Tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện là giải pháp sáng tạo của Đảng và Nhà nước và có tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với đặc điểm, tình hình, ý nguyện của đất nước chúng ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là điểm sáng trong tất cả các chính sách để thực hiện giảm nghèo bền vững của đất nước chúng ta trong 15 năm qua.

Về nguồn lực đến nay có thể khẳng định rằng hoàn toàn có đủ điều kiện để chúng ta đáp ứng nhu cầu của người nghèo, cận nghèo và những hộ vừa thoát nghèo có đủ điều kiện và có nguồn vốn để cho vay. Nếu chúng ta xử lý vấn đề nghèo đói nhưng khi họ thoát nghèo mà lại không tiếp tục củng cố thêm một thời gian thì không khác gì người bệnh chữa bệnh chưa khỏi hẳn đã bỏ giữa chừng.

Ông Nguyễn Hữu Quang - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội

Cần huy động các nguồn lực về vốn

Ông Nguyễn Hữu Quang

Có thể nói NHCSXH cho vay với chất lượng tín dụng rất cao, nợ quá hạn và khoanh nợ chỉ có 0,75% trên tổng dư nợ. Với kết quả như vậy, tôi cho rằng nếu chúng ta có điều kiện huy động, cho vay quản lý chặt với những gì chúng ta đạt được thì trong tương lai chúng ta sẽ đạt được kết quả cao hơn.

Vấn đề là chúng ta giải quyết nguồn vốn thế nào? Hiện nay cơ cấu vốn của chúng ta là 82% vẫn phụ thuộc vào các chính sách của nhà nước. Nguồn vốn mà chúng ta tự huy động chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn. Tôi đề nghị, với kết quả tích cực như vậy, nợ quá hạn thấp, chúng ta cũng nên nghĩ đến chuyện huy động từ các nguồn lực khác tăng lên.

Thời gian qua, chúng ta đã giải quyết vấn đề này thông qua tăng tỷ lệ phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh. Đây là một hướng mà tôi rất ủng hộ và tôi tâm huyết với cách làm đó.

Trong tương lai với ngân sách dồi dào hơn và với điều kiện hoạt động của NHCSXH, chúng tôi cũng sẽ ủng hộ để làm sao chúng ta tăng được vốn điều lệ trên cơ sở tăng trưởng tín dụng. Tóm lại NHCSXH là một tổ chức tín dụng thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng cần được quan tâm trong xã hội thì quan điểm từ Đảng cho đến Quốc hội, Chính phủ là ủng hộ hoàn toàn, trên cơ sở kết quả hoạt động hiệu quả.

Ông Võ Minh Hiệp - Phó tổng Giám đốc NHCSXH

Chất lượng tín dụng được nâng cao

Ông Võ Minh Hiệp

Ở khu vực Tây Nam bộ, chất lượng tín dụng trong những năm trước đây chúng tôi tạm gọi là vùng trũng, tức là chất lượng thấp. Nhưng sau một thời gian triển khai những nhiệm vụ, có sự phối hợp chặt chẽ của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và chính quyền các cấp ở khu vực, từ năm 2011- 2012, trong 13 tỉnh, thành phố thì 12 tỉnh, thành phố có chất lượng tín dụng thấp đã xây dựng Đề án nâng cao chất lượng tín dụng. Đến nay, chất lượng tín dụng ở khu vực này đã nâng cao rõ rệt.

Khu vực Tây Nam bộ đã xây dựng được 1.581 điểm giao dịch tại xã phục vụ cho người dân và gần 40.000 tổ TK&VV, hội, đoàn thể là mạng lưới chân rết để làm sao giúp cho bà con làm các thủ tục, giao dịch với ngân hàng thuận tiện. Chúng tôi đã cam kết và thực hiện qua Bản ghi nhớ giữa NHCSXH và Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ là tăng trưởng tín dụng hàng năm của khu vực cao hơn mức bình quân chung cả nước. Bình quân chung cả nước giai đoạn vừa rồi là 8,7%, riêng Tây Nam bộ là tăng trưởng 10,5%.

Tới đây chúng tôi sẽ tổng kể Đề án 5 năm củng cố nâng cao chất lượng tín dụng ở Tây Nam bộ, rút ra bài học để phát huy những cái tốt và tiếp tục quan tâm những nơi còn khó khăn. Trong đó, chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của các đồng chí lãnh đạo của địa phương, sau khi có Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội thì các đồng chí đã vào cuộc rất nhanh, đặc biệt trong việc chuyển nguồn vốn trích từ ngân sách địa phương ủy thác sang để ngân hàng cho vay. Qua đó, vốn ngân sách địa phương hòa với vốn ngân sách trung ương để tập trung giải quyết cho vay các đối tượng trong khu vực tốt hơn, thể hiện trách nhiệm của mình đối với các đối tượng chính sách và thực hiện mục tiêu giảm nghèo của các địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Xuân - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ

Nhu cầu vay vốn của bà con rất cao

Ông Nguyễn Thanh Xuân

Đối với TP. Cần Thơ, sau khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Quyết định 401 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40, cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể đã vào cuộc thuận lợi. Tại Cần Thơ, Chủ tịch UBND xã là thành viên của Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện. Trưởng ấp, trưởng khu vực với vai trò giám sát tổ tiết kiệm và vay vốn, đại diện cho đối tượng ở tại cơ sở cũng vào cuộc tích cực.

Ban đại điện và HĐQT của cấp thành phố thường xuyên tổ chức hội nghị tham vấn ở cộng đồng. Qua đó, tổ chức tư vấn trực tiếp các đối tượng, nêu mô hình điểm làm hiệu quả từ tín dụng  chính sách và những gương điển hình. Chính cách làm đó đã gắn kết các đối tượng ở tại cộng đồng, kịp thời giải quyết những cái khó khăn, bức xúc, sự đồng thuận ủng hộ của người dân ngày càng cao. Người dân và cử tri Cần Thơ rất quan tâm đến tín dụng chính sách.

Tuy nhiên, theo tôi cho vay lĩnh vực giải quyết việc làm cần đáp ứng theo nhu cầu của từng vùng miền. Ví dụ, Cần Thơ nhu cầu vay vốn của bà con rất cao. Nếu giải quyết được vấn đề này thì sẽ giải quyết được nhu cầu tạo việc làm, giải quyết nghề truyền thống địa phương và giải quyết luôn việc tham gia kinh doanh của hộ kinh doanh nhỏ ở các địa bàn. Tôi nghĩ rằng đây là việc cần được quan tâm vì hiện nay chúng ta cho rằng tín dụng tăng qua hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn. Cho nên tôi thấy đây là hai điểm mà ở Tây Nam Bộ và Cần Thơ đang có nhu cầu rất lớn, Chính phủ, NHCSXH cần nên nghiên cứu và tính toán.

Ông Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Không vốn tín dụng, không biết bao giờ mới thoát nghèo

Ông Phạm Văn Hòa

Phải nói rằng chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước ta đã đi vào cuộc sống, đến tận tay đối tượng thụ hưởng chế độ chính sách.

Trong nông thôn hiện nay vẫn còn tồn tại tín dụng đen, những đối tượng vay tín dụng này thường chịu lãi suất cao, khó khăn trong trả được nợ. Chính vì vậy, khi người dân tiếp cận được tín dụng mà NHCSXH ủy thác qua các hội, đoàn thể đã thể hiện một chính sách vô cùng nhân văn. Cái nhân văn chính là mối liên hệ giữa Đảng, chính quyền, các hội đoàn thể với người dân ngày càng mật thiết hơn. Đối tượng vay và người cho vay có sự gắn kết, gần gũi. Các tổ chức đoàn thể cũng sát dân hơn, gần hơn, ngoài chuyện cho vay còn thực hiện tuyên truyền đường lối, chủ trương của Nhà nước. Có nhiều người dân đã nói rằng nếu không có nguồn vốn tín dụng này thì suốt đời không biết bao giờ mới thoát được nghèo và con cái không được học hành đến nơi đến chốn.

Những năm đầu nguồn vốn còn ít, không những thế nợ quá hạn còn nhiều, đôi khi cho vay không đúng đối tượng nhưng thời gian gần đây, với sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, nguồn vốn đã xác định đúng vị trí, vai trò, cho đúng đối tượng cần vay, vốn vay cũng được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả hơn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258


Hôm nayHôm nay : 59122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 981517

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64967461