10:33 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tổ hợp tác phát triển nuôi lươn không bùn

Chủ nhật - 01/03/2020 02:55
Thời gian gần đây, phong trào nuôi lươn không bùn ngày càng được nông dân ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) chọn làm mô hình kinh tế chính của gia đình.

Với ưu điểm chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, phù hợp với các hộ có quy mô đất ít, mô hình này đang được nhân rộng.

nuoi-giun.jpg

Ông Nguyễn Danh Uy, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi lươn không bùn xã An Viễn, đang cho lươn ăn. Ảnh: B.Mai

Ông Nguyễn Danh Uy, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi lươn không bùn xã An Viễn, cho biết, trước đây ông nuôi gà, nhưng giá cả lên xuống thất thường, ông chuyển sang nuôi heo. Năm 2017, giá heo “chạm đáy”, ông lỗ nặng và quyết định cải tạo chuồng trại để nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Dù chỉ mới áp dụng 3 năm nay, nhưng mô hình nuôi lươn không bùn mang lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho ông Uy. Với 8 bể nuôi, trung bình mỗi bể 5m2, ông thả khoảng 3 ngàn con giống. Sau 8 tháng, mỗi bể nuôi cho thu hoạch khoảng 400kg. Giá lươn ổn định ở mức 160 ngàn đồng/kg, tỷ lệ lợi nhuận khá cao, trong trường hợp giá lươn khoảng 200 ngàn đồng/kg, người nuôi lời khoảng 100 ngàn đồng/kg.

Ông Uy bộc bạch, chi phí đầu tư nuôi lươn không bùn thấp hơn nhiều so với nuôi heo, nuôi gà công nghiệp. Lươn ít dịch bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, giá cả và đầu ra lại ổn định. Người nuôi có thể tận dụng đất xung quanh nhà làm bể nuôi lươn. Ông Uy lưu ý, để việc nuôi lươn mang lại hiệu quả cao, đạt chất lượng tốt, cân nặng đồng đều, người nuôi phải chọn nguồn giống sạch bệnh và vệ sinh bể thật kỹ trước khi nuôi. Trong quá trình nuôi, nguồn thức ăn phải đảm bảo vừa đủ, hạn chế lãng phí và gây ô nhiễm nguồn nước.

“Mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần và thay nước 2 lần. Khoảng 2 tháng đầu nên cho lươn ăn trùn (giun) để tăng sức đề kháng, lớn nhanh và khỏe mạnh”, ông Uy cho hay.

Ngoài việc nuôi lươn thương phẩm, ông Uy nhập lươn giống phân phối cho người nuôi trong xã và các xã lân cận.

Hiện tại,  Tổ hợp tác nuôi lươn không bùn xã An Viễn có hàng chục xã viên tham gia. “Chúng tôi đang phối hợp với Hội Nông dân xã nhân rộng mô hình, giúp bà con tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế địa phương”, ông Uy nói.
Sau đợt biến động giá gà, vịt, đợt dịch tả heo (lợn) châu Phi, nhiều địa phương ở Trảng Bom đã thành lập tổ hợp tác nuôi lươn không bùn và phát triển mô hình này.

Theo: Lê An/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 262

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 261


Hôm nayHôm nay : 56183

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1256697

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71484012