17:33 EDT Thứ hai, 20/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trăn trở cùng nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Thứ hai - 15/07/2013 21:28
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa và gạo xuất khẩu lớn nhất của cả nước. Những năm qua dù cho năng suất và sản lượng lúa liên tục tăng cao nhưng cuộc sống của người nông dân trồng lúa vẫn còn chịu nhiều rủi ro, thiệt thòi, đời sống chậm cải thiện, khó đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Các kỹ sư nông nghiệp (lực lượng 3 cùng) của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang trên cánh đồng mẫu lớn vùng nguyên liệu lúa ở tỉnh Bạc Liê

Các kỹ sư nông nghiệp (lực lượng 3 cùng) của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang trên cánh đồng mẫu lớn vùng nguyên liệu lúa ở tỉnh Bạc Liê

 

Cùng nông dân phát triển nông nghiệp bền vững

Khó khăn lớn nhất của nông dân đồng bằng sông Cửu Long là sản xuất và thu hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Mùa mưa vùng trũng bị ngập úng, nhiều trà lúa non bị chết,  mùa khô nhiều nơi khô hạn và bị nước mặn xâm nhập, độc canh cây lúa còn phổ biến, sâu bệnh đe dọa thường xuyên trên đồng ruộng... Ðiều kiện phơi sấy không bảo đảm cho nên nông dân phải chịu rất nhiều rủi ro khi thu hoạch các vụ lúa hè thu và thu đông sớm trong mùa mưa. Những biến đổi khí hậu gần đây càng làm cho nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long khó khăn hơn trong sản xuất và thu hoạch lúa. Việc tiêu thụ lúa hàng hóa sau thu hoạch lại hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả trên thị trường. Làm ra hạt lúa nhưng người nông dân không có quyền quyết định giá bán và họ lại rơi vào cảnh "được mùa rớt giá" từ vụ này sang vụ khác, năm này qua năm khác.

Làm gì và làm thế nào để giúp nông dân phát triển nông nghiệp tránh được những rủi ro, nông dân có quyền quyết định giá bán lúa, nâng cao giá trị hạt gạo, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa, nâng đời sống nông dân? Ðó là những câu hỏi lớn đối với Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) Huỳnh Văn  Thòn.

Trong khoảng 20 năm gắn kết với bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long, Công ty AGPPS đã từng bước mở rộng sản xuất, hoạt động kinh doanh từ cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao trực tiếp quy trình canh tác cho bà con nông dân đến việc thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo. Những năm gần đây, thấy được các nghịch cảnh của người làm lúa, lãnh đạo Công ty AGPPS đã trăn trở, suy nghĩ rất nhiều và đã xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.

Làm việc với chúng tôi, anh Thòn tâm sự, doanh nghiệp phải cùng nông dân làm ăn có lãi, phải cùng nông dân và dựa vào nhau để cùng phát triển nông nghiệp bền vững, cùng nông dân chia sẻ khó khăn và cùng chia sẻ lợi nhuận, nâng đời sống người làm lúa. Ðể thực hiện các chương trình này, Công ty AGPPS đã tổ chức một lực lượng xung kích gồm gần 1.000 kỹ sư nông nghiệp "ba cùng" (cùng làm, cùng ăn, cùng ở) với nông dân. Lực lượng này được công ty trả lương và trang bị phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, hằng ngày cùng nông dân ra đồng, trực tiếp hướng dẫn cho nông dân quy trình kỹ thuật, cung ứng giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cách chăm sóc, thời gian thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Kết quả lớn nhất của Chương trình cùng nông dân ra đồng là tạo ra được các vùng nguyên liệu lúa ổn định về sản lượng và chất lượng để từ đó công ty xây dựng các nhà máy chế biến, tạo ra thương hiệu cho hạt gạo và nâng giá trị hạt gạo lên. Ðến năm 2010, công ty triển khai Chương trình "Ðầu tư, thu mua và chế biến gạo" mà công việc đầu tiên là xây dựng nhà máy trên vùng nguyên liệu tỉnh An Giang, đặt tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành. Ðây là mô hình đầu tiên công ty  liên kết với nông dân thực hiện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng, bao tiêu lúa tươi, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cung cấp vật tư không lãi  suất, hỗ trợ nông dân miễn phí bao bì, vận chuyển lúa từ ruộng về nhà máy, sấy và mua lúa theo giá thị trường. Bà con nông dân còn quyết định giá bán lúa nếu thời điểm sau thu hoạch chưa được giá thì gửi kho của nhà máy 30 ngày không phải tính phí lưu kho. Phó Giám đốc ngành lương thực của Công ty Trần Quốc Thanh cho chúng tôi biết: Vui lắm các anh ơi, ngày nhà máy mở cửa mua lúa cho bà con, dọc con sông các tàu chở lúa trước nhà máy đậu san sát, thứ tự vào ra. Bà con còn tổ chức làm lễ trúng mùa  ngay tại khuôn viên nhà máy, giao lưu văn hóa với chính quyền và cán bộ, công nhân nhà máy. Bà con vui vì không còn lo bị người ta gạt nữa, có nhà máy với sự giúp đỡ như vậy, tính ra, người nông dân làm với Công ty AGPPS được hưởng lợi 65 đồng cho việc được cung ứng vật tư không phải trả lãi  suất ngân hàng, 100 đồng/kg lúa cho việc bốc xếp vận chuyển về nhà máy, 270 đồng/kg lúa cho sấy miễn phí và lưu kho 30 ngày. Tính hết các khoản được hỗ trợ thì 1kg lúa bà con được lợi 435 đồng. Bán thóc tươi, nhận tiền liền nên bà con phấn khởi vì không còn lo phơi và mưa ướt làm lúa lên mầm, thối rữa. Ðiều mà ai cũng công nhận là làm ăn với công ty giá thành làm ra lúa hạ hơn mà chất lượng thì lại cao hơn vì mỗi giống lúa trên các cánh đồng được thu hoạch riêng từ các vùng nguyên liệu khác nhau, có địa chỉ cụ thể, nhờ đó hạt gạo sản xuất đưa ra thị trường là của một giống lúa nhất định, không lẫn tạp và do đó  thương hiệu cho hạt gạo được bảo đảm.

"Ba cùng" nông dân

Với cách làm có tính toán tỉ mỉ, xây dựng quy trình và thực hiện nghiêm trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, Công ty AGPPS đã có những vùng nguyên liệu lớn và sự tham gia đông đảo của bà con nông dân. Mô hình cánh đồng mẫu lớn được công ty xây dựng liên tục phát triển, vụ đông xuân 2010-2011 có 443 số hộ tham gia với 1.070 ha thì vụ thu đông 2012 có 1.403 hộ tham gia với 3.284 ha. Trong buổi làm việc với nông dân ở vùng nguyên liệu Nhà máy Vĩnh Hưng, nông dân Phạm Tấn Hào nói với chúng tôi: "dô" mô hình bốn vụ rồi, thấy được lợi nhiều nên bà con đăng ký tham gia mà nhà máy hết suất đó. Mong sao nhà máy mở rộng cho bà con được "dô" hết mô hình của công ty.

Ðến các nhà máy, gặp bà con nông dân, điều cảm nhận được là sự liên kết của công ty với nông dân trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp đã có những bước tiến vững mạnh. Mà cái quyết định cho những bước tiến ấy là công ty xây dựng được lòng tin đối với bà con qua các mùa vụ sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, thiết thực đem thêm lợi nhuận cho người trồng lúa trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt  hiện thời. Ðó cũng là điều để người nông dân suy nghĩ và tham gia ngày càng nhiều hơn vào vùng nguyên liệu, làm cánh đồng mẫu lớn của công ty. Sáu vụ liền từ năm 2010 đến 2012, vùng nguyên liệu đã lên tới hơn 23 nghìn ha. Vụ đông xuân 2012-2013, vùng nguyên liệu của công ty lên đến 18 nghìn ha, trải rộng nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để cung cấp cho năm nhà máy là Vĩnh Bình, Thoại Sơn, Tân Hồng, Vĩnh Hưng và Vĩnh Lộc.

 

BÀI VÀ ẢNH: PHẠM VĂN KHÁNH
Theo nhandan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191


Hôm nayHôm nay : 72588

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1118164

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61440121