17:13 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển vọng từ mô hình trồng dứa Queen thương phẩm ở Quảng Bình

Thứ bảy - 14/03/2020 02:32
Trồng giống dứa Queen là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng đồi dốc, cao cưỡng và đất trồng rừng kém hiệu quả.
tr12d.jpg
HTX Tân Thủy tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất dứa Queen thương phẩm.

Được sự hỗ trợ về kỹ thuật và cây giống của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lệ Thủy, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Thủy (xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy) thực hiện thành công mô hình “Trồng dứa thương phẩm” sử dụng giống dứa Queen.

Đây là loại giống dứa thơm phổ biến nhất ở Việt Nam, với đặc điểm nổi trội là rất giòn và ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Mô hình được thực hiện trên diện tích 4ha ở thôn Tân Truyền, xã Tân Thủy.

Sau hơn 1 năm thực hiện, qua các đợt kiểm tra, đánh giá, hội thảo đầu bờ… thấy giống dứa Queen phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng đất đồi dốc, cao cưỡng ở xã Tân Thủy nói riêng và huyện Lệ Thủy nói chung. Cây phát triển nhanh, đẻ nhánh nhiều, cho quả to.

Kết quả, mô hình thu được 114,24 tấn dứa thương phẩm, 10,1 tấn dứa tận thu và 130 nghìn chồi dứa dùng để nhân giống cho kỳ sản xuất tiếp theo. Kết quả hạch toán cho thấy, chi phí để sản xuất 1ha dứa thương phẩm trong một chu kỳ sản xuất cần 99,09 triệu đồng, doanh thu đạt 151,5 triệu đồng, lãi ròng  52,4 triệu đồng.

Thạc sỹ Nguyễn Chí Trải, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lệ Thủy, Chủ nhiệm mô hình, cho biết: Trung tâm đang phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tân Thủy duy trì sản xuất vụ dứa tiếp theo và liên kết với các hộ dân trên địa bàn để mở rộng quy mô sản xuất, nhân rộng mô hình.

Ông Trải khuyến cáo, cây dứa trồng ở địa bàn huyện Lệ Thủy nên xây dựng lịch thời vụ lệch so với một số tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên kết tiêu thụ, chế biến với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) trong thời gian tới.

Theo: Nguyễn Trung Hiểu/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 384608

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73431579