07:25 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng lúa khó giàu, Tây Ninh giảm diện tích lúa, trái cây lên ngôi

Thứ năm - 27/06/2019 21:53
Nhận định cây lúa khó có thể trở thành cây làm giàu, tỉnh Tây Ninh đề xuất lúa sẽ là cây trồng không khuyến khích và giảm dần diện tích canh tác ở những nơi cho hiệu quả kinh tế thấp.

Đây là một trong những nội dung được đưa ra trong Đề án phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp của tỉnh mới được Sở NN&PTNT Tây Ninh hoàn thành để chuẩn bị trình UBND tỉnh phê duyệt.

 trong lua kho giau, tay ninh giam dien tich lua, trai cay len ngoi hinh anh 1

Thực trạng phát triển nông nghiệp của Tây Ninh còn nhiều hạn chế, bất cập. Ảnh: Nguyên Vỹ

Trước đó, đầu năm 2019, Sở NN&PTNT Tây Ninh đã tổ chức hội thảo Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tinh Tây Ninh. Tiếp thu, ghi nhận các ý kiến góp ý, đến nay đề án này đã được Sở hoàn chỉnh.

Theo Sở NN&PTNT Tây Ninh, thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh đang bộc lộ những hạn chế bất cập. Tái cơ cấu ngành trở thành yêu cầu cấp thiết. Việc xây dựng Đề án sẽ góp phần đưa nền nông nghiệp Tây Ninh phát triển hiệu quả, đạt giá trị cao và bền vững.

Đề án nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị đối với các sản phẩm truyền thống đang có xu hướng suy giảm gồm: lúa, mía, khoai mì, cao su, chăn nuôi bò sữa. Xây dựng hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất rau, cây ăn trái nhiệt đới, nhất là sản phẩm mãng cầu, nhãn, chuối, thơm, sầu riêng, xoài, bưởi,... chăn nuôi heo thịt, gà thịt, bò thịt gắn với tiêu thụ và chế biến.

 trong lua kho giau, tay ninh giam dien tich lua, trai cay len ngoi hinh anh 2

Đề án nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị đối với các sản phẩm truyền thống đang có xu hướng suy giảm, trong đó có cây lúa. Ảnh: Nguyên Vỹ

Ông Võ Đức Trong - Giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh cho biết, Đề án đưa ra cách tiếp cận mới khi tập trung vào nhóm các loại cây trồng, vật nuôi theo ba nhóm cụ thể gồm: (1) nhóm khuyến khích phát triển, (2) nhóm chỉ duy trì, (3) nhóm không khuyến khích và giảm dần.

Sau khi phân tích các nhóm, việc phân tích các cây - con cụ thể chỉ là để minh họa hay làm rõ những định hướng lựa chọn và tiếp cận. Cách tiếp cận về mặt chính sách của Tây Ninh là tạo dựng những cơ sở hạ tầng và chính sách để khuyến khích hoặc không khuyến khích các nhóm sản phẩm.

“Thông điệp của chính quyền đưa ra cùng với các khuyến cáo để người dân và doanh nghiệp tự quyết định chứ không phải theo các định hình kế hoạch cứng nhắc như trước đây”, ông Trong chia sẻ.

 trong lua kho giau, tay ninh giam dien tich lua, trai cay len ngoi hinh anh 3

Lúa là cây trồng truyền thống chiếm diện tích lớn tại Tây Ninh nhưng hiệu quả không cao. Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo phân tích của Đề án, lúa là cây trồng truyền thống chiếm diện tích lớn tại Tây Ninh với tổng diện tích canh tác khoảng 80.000 ha.

Giá trị gia tăng của lúa bằng 2.550 tỷ đồng, chiếm 16,8% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Lợi nhuận ước tính đạt 31 triệu đồng/ha và giá trị gia tăng (lao động và lợi nhuận) ước tính là 52 triệu đồng.

Mức lợi nhuận và giá trị gia tăng này xếp thứ hai trong bốn cây trồng truyền thống và chủ lực. Tỷ lệ diện tích/lao động là 2,5 tương đương với cao su và thấp hơn hẳn hai cây còn lại.

 trong lua kho giau, tay ninh giam dien tich lua, trai cay len ngoi hinh anh 4

Đề án nhận định lúa khó có thể trở thành cây làm giàu. Ảnh: Nguyên Vỹ

Đề án nhận định, người dân hầu như không có khả năng để gia tăng giá trị hay làm giàu từ cây lúa. Hiện một phần diện tích đang có xu hướng chuyển sang các loại cây trồng khác. Giá chuyển nhượng phổ biến hiện nay vào khoảng 600-700 triệu đồng/ha đất lúa.

Khả năng tăng giá trị bằng các loại giống mới hay phương thức sản xuất tiên tiến đối với cây lúa ở Tây Ninh là không cao. Lợi thế để Tây Ninh đầu tư vào các khâu có giá trị gia tăng cao hơn để khép chuỗi cây lúa cũng không nhiều.

Vì thế, việc lựa chọn chính sách sẽ theo hướng giảm dần diện tích ở mức đảm bảo các yêu cầu về an ninh lương thực quốc gia và của địa phương; không có những đầu tư trọng điểm vào loại cây trồng này. Dự kiến đến năm 2020, diện tích canh tác lúa khoảng 70.679 ha, trong đó diện tích đất chuyên lúa 48.686 ha.

 Theo Nguyên Vũ/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 53044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1243585

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74290556