20:00 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Vị ngọt" vùng phèn

Thứ hai - 22/09/2014 23:08
Đó là vị ngọt của loại cây chủ lực mà người dân cũng như chính quyền huyện Tân Phước đặt cho cây khóm. Bởi, trải qua 20 năm thành lập huyện, chính quyền và người dân nơi đây đã trồng rất nhiều loại cây nhưng cuối cùng chỉ trụ lại được 3 cây (khóm, lúa, khoai mỡ).

Riêng cây khóm có sức sống mãnh liệt, phát triển ngày một mạnh thêm, người dân ngày càng “ăn nên làm ra”… Chính điều đó, nhiều người đặt cho trái khóm cái tên rất dân dã và trở thành thương hiệu là: “Vị ngọt” vùng phèn.

Cây khóm bám rễ trên vùng “đất chết”

Trong quá trình di dân vào khai hoang sản xuất, bà con nông dân đã đưa một số loại cây ăn trái như: xoài, mít, dừa… vào trồng thử nghiệm, nhưng do bị nhiễm phèn nặng, tầng sinh phèn cạn nên các loại cây trồng trên không thể thích nghi và tăng trưởng tốt trên vùng đất này.

Nói về quá khứ hình thành cây khóm, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phước chia sẻ: “Sau nhiều năm tập trung đầu tư khai hoang phát triển sản xuất, Nhà nước và nhân dân ra sức cải tạo vùng đất này. Đến nay đã có những cây trồng thích hợp với vùng đất này là khóm, lúa, khoai mỡ… Trong đó, cây khóm có diện tích lớn nhất, với hơn 15.000 ha, sản lượng hàng năm 260.000 tấn nên được xem là cây trồng chủ lực của huyện.

Những năm qua, cùng với lúa và khoai mỡ, cây khóm đã góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của bà con nông dân, qua đó góp phần phát triển kinh tế địa phương…”.

Năm 1995, sau khi thành lập huyện Tân Phước, diện tích cây khóm chỉ có 6.570 ha. Do khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất phèn, người dân đã tiếp tục khai hoang, phục hóa để sản xuất cây khóm.

Từ đó, diện tích tăng lên hàng năm, đến nay toàn huyện đã có 15.540 ha, tăng 8.970 ha. Bên cạnh việc khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích sản xuất, công tác chuyển giao, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào canh tác của ngành chuyên môn, cộng với kinh nghiệm tích lũy của bà con nông dân đã đưa năng suất của cây khóm từ 10 tấn/ha năm 1995 tăng lên 19 tấn/ha.

Từ đó, sản lượng khóm hàng năm tăng lên đáng kể, từ 65.700 tấn năm 1995 tăng lên 260.000 tấn, tạo nên vùng nguyên liệu khóm rất lớn để phục vụ chế biến xuất khẩu. Theo UBND huyện Tân Phước, trong những năm qua, hệ thống đê bao khép kín đã từng bước được xây dựng để bảo vệ vùng khóm nguyên liệu của huyện.

Đến nay, huyện đã hình thành được 140 ô bao, với 750 km tuyến đê bao vững chắc, bảo vệ khóm của nhân dân trong mùa mưa bão và vận chuyển vật tư nông nghiệp…

Từ khi hình thành nên vùng nguyên liệu, đầu ra của cây khóm khiến cho ngành chuyên môn cũng như nông dân đau đầu. Trao đổi vấn đề này, ông Thái Ngọc Oanh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang, đơn vị trực tiếp thu mua khóm Tân Phước nói: Hàng tháng, công ty có nhu cầu thu mua từ 3.000 - 4.000 tấn khóm nguyên liệu, chủ yếu từ vùng khóm Tân Phước.

Tuy nhiên, điều kiện mùa vụ không đồng đều nên mỗi năm chỉ thu mua được chừng 25.000 - 30.000 tấn. Do biến động của thị trường nên giá trái khóm cũng thay đổi rất nhiều trong năm, thấp nhất khoảng tháng 5 - 6 và cao nhất vào khoảng tháng 8 - 9 hàng năm. “Trong chiến lược phát triển, công ty xác định các sản phẩm chế biến từ cây khóm vẫn là sản phẩm chủ lực.

Để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cây khóm Tân Phước nói riêng và của Việt Nam nói chung so với các nước láng giềng Thái Lan, chúng tôi kiến nghị các nhà quản lý, nhà khoa học cần cải tạo giống để trái to hơn, mắt khóm cạn hơn; cải thiện đường giao thông và các biện pháp nhằm giảm số lần trung chuyển từ ruộng về nhà máy; sản xuất rải vụ, tránh tình trạng dư thừa giảm giá trong tháng 5 - 6; nghiên cứu thực hiện cánh đồng mẫu lớn để có thể áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc cũng như thu hoạch để giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh và có thể ký hợp đồng với phía nhà máy…” - ông Oanh kiến nghị.

Nhiều nông dân được hưởng “vị ngọt”

Năm 1991, gia đình ông Huỳnh Văn Xuyên, xã Thạnh Mỹ vào lập nghiệp ở vùng đất “khỉ ho cò gáy” này. Ông cho biết, khi đó cuộc sống gia đình của ông cũng như nhiều nông dân di cư vào đây vô cùng khó khăn. Mọi người trồng qua nhiều loại cây khác nhau nhưng đều thất bại.

Những người dân tứ xứ đến khai hoang vùng đất nhiễm phèn, hoang hóa Tân Phước ban đầu thử canh tác lúa. Nhưng cây lúa không hợp đất phèn, không nuôi nổi con người. Rồi bà con chuyển qua trồng tràm, cây tràm tuy thích hợp đất phèn, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nhất là thời gian sau này cừ tràm không còn thông dụng cho xây dựng, riêng cây khóm bám trụ ổn định.

Sau một thời gian ngắn, gia đình ông cùng bà con mở rộng diện tích và ăn nên làm ra từ cây khóm. “Ban đầu vào khai khẩn, gia đình không được bao nhiêu đất, chỉ khoảng vài ha. Sau thời gian đeo bám cây khóm, chúng tôi đã mua được 11 ha đất và cũng trồng khóm. Thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Các con cũng được học hành, có việc làm ổn định…” - ngồi trong căn biệt thự của mình được xây dựng trên 1 tỷ đồng ông Xuyên tâm sự.

Cũng giống như gia đình ông Xuyên, năm 1994, gia đình ông Phạm Văn Sừng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre vào ấp Tân Phát, xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước lập nghiệp. Ngồi trong căn nhà khang trang, ông Sừng nhớ lại: “Cách đây 20 năm, hưởng ứng chủ trương di dân khai thác Đồng Tháp Mười của Đảng và Nhà nước, ông mạnh dạn rời bỏ quê hương vào lập nghiệp tại vùng đất này. Những năm đó, dân cư thưa thớt, đất đai hoang hóa, mọi mặt yếu kém”.

Vào vùng đất mới, ông khai hoang, sản xuất 3 ha lúa. Vụ đầu tiên ông trồng nhưng bị thiệt hại nặng, thất thu. Rút kinh nghiệm, trong những năm sau ông chuyển sang trồng khóm. Thế nhưng khi đó diện tích khóm chưa có đê bao ngăn lũ bảo vệ nên bị thiệt hại toàn bộ.

Năm 2002, khi Nhà nước đầu tư mạng lưới thủy lợi, kinh mương dẫn nước tưới, tiêu cải tạo đất đai, hoàn thiện đê bao ngăn lũ kết hợp với phát triển giao thông mở ra triển vọng khai thác tốt tiềm năng kinh tế Đồng Tháp Mười theo hướng “chung sống với lũ”, ông Sừng bắt tay vào việc tái khởi động chủ trương trồng khóm.

Để trồng khóm thành công, ông Sừng kiên trì theo đuổi các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, xử lý cho cây ra trái theo ý muốn để tránh “trúng mùa, mất giá”, học tập thêm kinh nghiệm thâm canh của những nông dân giỏi đi trước và các kênh thông tin khác đem về áp dụng trên đất nhà trong quá trình sản xuất.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là những yếu tố giúp ông Sừng thành công trong việc thâm canh cây khóm. Bình quân khóm đạt năng suất từ 19 - 25 tấn/ha, bán với giá bình quân 3.500 - 4.000 đồng/kg, đạt giá trị sản xuất từ 80 - 100 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí còn lãi từ 40 - 50 triệu đồng/năm.

Thấy hiệu quả từ cây khóm chuyên canh, ngoài 3 ha đất nhà, ông Phạm Văn Sừng còn thuê 7 ha đất của bà con quanh vùng để sản xuất. Ông Sừng phấn khởi cho biết, sau 20 năm bền bỉ dựng nghiệp trên miền đất khó, từng trải qua bao nhiêu thất bại để gặt hái được những thành công hôm nay; có cơ ngơi, có nhà cửa đẹp là nhờ vào chủ trương khai hoang sản xuất và di dân lập nghiệp Đồng Tháp Mười của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, là sự quyết tâm trong lao động cần cù, bền bỉ; là sự nhạy bén khai thác các tiềm năng đất đai, lao động của bản thân ông và gia đình.

 

Nguồn: www.baoapbac.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1250714

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72933423