01:09 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Việt Nam phải nhập khẩu hơn 70% máy móc, thiết bị nông nghiệp

Thứ sáu - 23/09/2016 03:58
Qua dự án khảo sát của Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch tại 92 cơ sở chế tạo máy trên 15tỉnh, thành phố đại diện cho cả 7 vùng kinh tế cả nước cho thấy, các sản phẩm máy móc nông nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan... chiếm tới gần 70%. Trong khi đó sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chỉ chiếm từ 15-20%.
 
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. (Ảnh: Văn Trí/TTXVN)

Thông tin này vừa được công bố tại cuộc Hội thảo “Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp và công nghệ chế tạo máy nông nghiệp,” do Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối phối hợp với Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch tổ chức sáng ngày 22/9, tại Hà Nội.
 
Phát biểu khai mạc tại buổi Hội thảo, ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối cũng nhận định, trong những năm qua cơ giới hóa nông nghiệp có bước phát triển nhanh về số lượng, loại máy, mức độ cơ giới hóa một số khâu tăng rõ rệt.
 
Cụ thể, các thiết bị làm đất lúa đạt 93%; gieo cấy đạt 30%, chăm sóc đạt 65%, thu hoạch lúa 42%. Đặc biệt, vùng sản xuất lúa trên 60% đáp ứng tính thời vụ khẩn trương, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất sau thu hoạch….
 
“Tuy nhiên, việc triển khai cơ chế chính sách phát triển ngành cơ khí còn thiếu đồng bộ, các doanh nghiệp cơ khí nhà nước chậm đổi mới, các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, thiếu sự quan tâm vào ngành cơ khí. Các doanh nghiệp trong ngành chưa chủ động tham gia hợp tác, hội nhập quốc tế, tính chuyên môn hóa trong sản xuất thấp dẫn đến chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp,” Cục trưởng Lê Văn Bảnh cho hay.
 
Ông Bảnh cũng dẫn chứng, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam (2002), khả năng đáp ứng của ngành cơ khí mới đạt 32,58%, thấp hơn mục tiêu của chiến lược là 40-50% vào năm 2010.
 
“Lĩnh vực chế tạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo quản chế biến nông lâm thủy sản cũng nằm trong tình trạng tương tự với ngành cơ khí chế tạo cả nước,” ông Bảnh nói.
 
Đồng quan điểm ông Bạch Quốc Khang, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch cũng cho rằng, những năm vừa qua, do nhu cầu bức thiết của sản xuất, một phần được Nhà nước hỗ trợ, một phần nhờ sản xuất nông nghiệp bắt đầu phát triển theo hướng hàng hóa lớn nên cơ giới hóa nông nghiệp có bước tiến khá nhanh.
 
Tuy nhiên, theo ông Bạch Quốc Khang, sự phát triển này chưa bền vững, chưa toàn diện, đồng bộ, mới chỉ tập trung vào cây lúa ở một số khâu, trình độ và hiệu quả còn thấp, tổn thất sau thu hoạch cao. Ngành cơ khí trong nước chậm đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, nhiều chủng loại máy nông nghiệp đang có nhu cầu lớn như máy cấy, liên hợp… phải nhập khẩu.
 
Các kỹ sư hướng dẫn nông dân xã An Thạnh (Tây Ninh) sử dụng máy gặt đập. (Ảnh Lê Đức Hoảnh/TTXVN)
 
“Do đó, cần tập trung thúc đẩy ứng dụng các nhóm máy, thiết bị trọng điểm nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm tổn thất ở các khâu. Gắn hỗ trợ trực tiếp người mua máy với hỗ trợ cơ sở chế tạo máy trong nước. Khuyến kích hỗ trợ liên liết giữa doanh nghiệp chế tạo máy với người mua/sử dụng máy; giữa doanh nghiệp tiêu thụ nông sản với nông dân,” ông Khang nói.
 
Bên cạnh đó, theo ông Bảnh để phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trong tình hình mới cần có những giải pháp mới, động lực mới. Một mặt cần huy động tối đa nguồn lực của xã hội đầu tư cho cơ giới hóa, mặt khác cần tạo ra cơ chế, chính sách mới có tính đột phá và đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm. Tạo những điều kiện thuận lợi vừa thu hút, vừa thúc đẩy phát triển cơ giới hóa.
 
“Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp phải gắn với các nguồn lực tổng hợp đang được huy động cho xây dựng nông thôn mới đồng thời phải dựa trên sự phát triển có tính cạnh tranh của công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp trong nước,” Cục trưởng Lê Văn Bảnh nhấn mạnh./.
 
Thanh Tâm (Vietnam+)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 235


Hôm nayHôm nay : 30721

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 85257

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60407214