22:44 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

XDNTM ở Tuyên Quang: Sức bật từ chính sách hợp lòng dân

Thứ bảy - 12/10/2019 19:24
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song khi triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Tuyên Quang đã ban hành nhiều chính sách phù hợp với nhu cầu thực tiễn nên được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Kết quả, người dân đã đóng góp hàng triệu ngày công, hàng nghìn mét vuông đất và gần 1.300 tỷ đồng để XDNTM.

tr3.JPG
Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, thăm mô hình trồng cây ăn quả ở xã Đội Cấn (TP. Tuyên Quang).

Chuyển đổi cây trồng, nâng cao thu nhập

Trao đổi với phóng viên, bà Khúc Thị Thu Thủy, Chủ tịch UBND xã Phúc Ninh (Yên Sơn), cho hay, triển khai XDNTM, xã mới đạt 4 tiêu chí; thu nhập chỉ đạt 11,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,5%,  mía là cây chủ lực thì giá cả không ổn định; nhận thức của người dân về NTM còn hạn chế.

“Bắt tay thực hiện, Phúc Ninh đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền để người dân hiểu về XDNTM. Thấy cây mía tốn nhiều công lao động, thu nhập lại thấp nên xã vận động bà con chuyển đổi sang trồng những cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”, bà Thủy nói.

Năm 2016, người dân Phúc Ninh bắt đầu chuyển sang trồng cây ăn quả. Xã  chủ động tuyên truyền, vận động người dân trồng theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Hiện, xã có 1.405ha cây ăn quả, trong đó, cây bưởi chiếm phần lớn, 920 ha. Thu nhập từ cây ăn quả chiếm 70% thu nhập của xã, hộ trồng cây ăn quả có thu bình quân 200 - 300 triệu đồng/năm, đặc biệt, có tới chục hộ thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Tài Lễ, ở thôn Yên Sở,  tâm sự, trước đây, gia đình trồng mía nhưng không hiệu quả. Thấy nhiều mô hình trồng cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, gia đình chuyển sang trồng bưởi và cam. Năm 2018, doanh thu từ 2,5ha cây ăn quả đạt gần 800 triệu đồng, trừ chi phí, thu lãi hơn 500 triệu đồng. Từ cây ăn quả, gia đình có thu nhập ổn định, sắm sửa đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt, lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.

tr3a.jpg
Mô hình trồng bưởi của gia đình ông Lễ.

Bà Thủy cho biết thêm, từ trồng cây ăn quả, xã có nhiều hộ khá - giàu, bà con có điều kiện đóng góp XDNTM. Hết năm 2017, xã mới đạt 8/19 tiêu chí; chỉ 1 năm sau, hoàn thành 11 tiêu chí còn lại, trong đó, nhân dân đóng hơn 3 tỷ đồng để xây dựng 8 nhà văn hóa thôn và 6,5km đường nông thôn. Dự kiến hết năm 2019, xã còn 6,1% số hộ nghèo, thu nhập đạt 35 triệu đồng/người/năm.

Điểm sáng huy động sức dân

Trong XDNTM, xã Tràng Đà (TP. Tuyên Quang) được xem là điểm sáng  huy động nguồn lực từ nhân dân và doanh nghiệp. Theo lãnh đạo xã, công tác tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực của nhân dân, sự ủng hộ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã là yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành công của Chương trình XDNTM.

Cụ thể, xã đã huy động nhân dân đóng góp và xã hội hóa từ doanh nghiệp tổng số tiền 81,6 tỷ đồng.

Nhiều hạng mục, công trình được thực hiện nhờ 100% vốn xã hội hóa như: nâng cấp, cải tạo 7 nhà văn hóa (1,5 tỷ đồng); trên 5km đường điện thắp sáng khu dân cư (311,7 triệu đồng); cột cờ (115 triệu đồng); hệ thống camera an ninh (100 triệu đồng); 190m đường nội đồng (60 triệu đồng); trang thiết bị, bàn ghế, tủ sách pháp luật, khánh tiết của  9 nhà  văn hóa (300 triệu đồng); sân bê tông, tường rào 4 trường học (600 triệu đồng); nhà ở cho gia đình chính sách và hộ nghèo (hơn 700 triệu đồng); sửa, chữa xây mới 156 công trình vệ sinh (trên 200 triệu đồng)...

Ngoài ra, nhiều công trình như: đường bê tông, kênh mương, cống thoát nước khu dân cư…được nhà nước hỗ trợ, nhân dân tham gia đóng góp tiền mặt, ngày công lao động để hoàn thiện các hạng mục. Với cách làm sáng tạo, Tràng Đà đã hoàn thành XDNTM năm 2015.

Xóm 4 (trước đây là xóm 6, ngày 1/6/2019 sáp nhập với xóm 7 thành xóm 4) là tiêu biểu của xã Tràng Đà trong huy động sức dân và doanh nghiệp. Bà Trần Thị Thành, Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm 4, cho biết, những năm qua, xóm làm được 2.051m đường giao thông nông thôn rộng 3m, trị giá gần 400 triệu đồng, trong đó, doanh nghiệp ủng hộ 150 triệu đồng, còn lại người dân đóng góp; lắp 2.710 m đường điện thắp sáng trị giá hơn 50 triệu đồng; nâng cấp nhà văn hóa, làm đường cống nông thôn…, tổng số tiền huy động từ người dân và doanh nghiệp lên tới gần 500 triệu đồng.

tr3b.jpg
Từ đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, điện thắp sáng tại xã Tràng Đà (TP. Tuyên Quang) được đầu tư xây dựng.

Khi xóm 6 sáp nhập về, xóm 4 tiếp tục xã hội hóa được 826m đường điện, 170m cột cờ mẫu, 170m đường hoa. Đạt được kết quả này, ngoài công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân, sự ủng hộ của doanh nghiệp, xóm đã thực hiện Quy chế dân chủ một cách công khai, từ cái nhỏ nhất, để nhân dân biết, tin tưởng tham gia.

Nghị quyết hợp lòng dân

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, cho biết, khi bắt tay XDNTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn chỉ đạt 2,8 tiêu chí. Đến nay, Tuyên Quang đã có 30/129 xã (chiếm 23,26%) đạt chuẩn NTM, nâng tỷ lệ bình quân mỗi xã đạt 13,4 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2019, tỉnh có thêm 6 xã hoàn thành XDNTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 36/129 xã.

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tuyên Quang, điển hình là Nghị quyết 03 (Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Tuyên Quang về kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao, khuôn viên và một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn), Tuyên Quang đã cụ thể hóa bằng các cơ chế đầu tư đặc thù theo phương châm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ” để lựa chọn lĩnh vực đầu tư đột phá theo từng giai đoạn, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân.

Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã lựa chọn tiêu chí giao thông làm khâu đột phá, kết quả đã hoàn thành 2700/2184km,  vượt 123,63%kế hoạch giai đoạn. Hiện, Tuyên Quang làm được trên 3.890km đường đường giao thông nông thôn.

Giai đoạn 2016-2020, Tuyên Quang lựa chọn giao thông, thủy lợi và cơ sở vật chất văn hóa thôn gắn với đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân để tập trung chỉ đạo. Năm 2019, đã hoàn thành vượt mục tiêu kiên cố hóa kênh mương sớm 1 năm so với kế hoạch (784,8/780km); đường nội đồng và xây dựng nhà văn hóa thôn tiếp tục nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.

“Chủ trương, đường lối, nghị quyết phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân nên được người dân đồng tình ủng hộ. Đây là mấu chốt để XDNTM thành công. Hiện thực hóa bằng việc nhân dân chủ động tham gia đóng góp hàng triệu ngày công, hàng nghìn mét vuông đất, gần 1.300 tỷ đồng..., tạo ra nguồn lực to lớn để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình XDNTM”, ông Việt nói.

Trong gia đoạn tới, Tuyên Quang tập trung giữ vững, tiếp tục nâng cao các tiêu chí đối với các xã đạt chuẩn, vì XDNTM có điểm khởi đầu, không có điểm dừng. Cùng với nguồn vốn từ trung ương, địa phương, tỉnh tiếp tục vận động xã hội hóa để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh có 41/129 xã và TP. Tuyên Quang đạt chuẩn NTM.

Đảng viên đi trước, làng nước theo sau

Trao đổi về những khó khăn khi triển khai XDNTM, ông Việt cho biết, ngoài nguồn lực còn hạn chế, Tuyên Quang đang gặp 2 cái khó.

Thứ nhất là tiêu chí thu nhập, hiện nhiều địa phương đang loay hoay trong tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất thế nào để nâng cao thu nhập theo lộ trình NTM là rất khó?

Theo ông Việt, muốn tổ chức sản xuất, các địa phương cần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh tại chỗ. Về lâu dài, phải đưa các hộ dân vào hợp tác xã, tổ chức sản xuất bài bản, gắn với tiêu thụ. Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, trọng tâm là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển thương hiệu nông sản.

Thứ hai là tiêu chí môi trường, môi trường nông thôn là việc cần cảnh báo, thay đổi nếp sinh hoạt là cả một quá trình. Một số nơi, chuồng lợn, chuồng trâu, người dân làm trước nhà, gây ô nhiễm. Bây giờ muốn quy hoạch, cải tạo lại rất khó vì nếp sống, văn hóa của người dân có từ rất lâu.

“Đây là tiêu chí không cần nhiều tiền nhưng là cả quá trình nhận thức. Khi đời sống kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu về xanh, sạch, gọn gàng sẽ tăng lên. Cán bộ, đảng viên phải đi đầu trong trong thực hiện tiêu chí môi trường.

Rồi các đoàn thể phải làm mẫu, đi  đầu, như Đoàn Thanh niên một tuần phải dọn vệ sinh trong một khu vực, rồi vận động bà con cùng làm, từ đó dần hình thành nếp. Thay đổi thói quen phải làm từ từ, không thể làm ngay một lúc, ban đầu một tháng làm hai lần, sau đó có thể làm một tuần một lần. Mấu chốt là cán bộ, đảng viên phải làm gương, khi gia đình mình sạch sẽ, gọn gàng thì hàng xóm cũng sẽ học theo”, ông Việt nhấn mạnh.

Theo Hoàng Văn/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1166169

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71393484