18:38 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng NTM: Đừng để nhiễm “bệnh” thành tích, lãng phí

Thứ hai - 10/06/2013 05:20
Vì sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, vì áp lực mang tính phong trào, nên cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (NTM) ở nhiều địa phương đang có dấu hiệu nhiễm "bệnh" thành tích, thậm chí là lãng phí.

 

Đó là ý kiến của nhiều cán bộ Hội Nông dân về cuộc vận động xây dựng NTM hiện nay.

Trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (Asia DHRRA), T.Ư Hội NDVN vừa hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu Hội ND tham gia xây dựng NTM. Từ nghiên cứu này và tổng hợp các ý kiến của Hội ND các địa phương cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong thực hiện xây dựng NTM.

Nhà gỗ theo Chương trình 167 của một số đồng bào dân tộc thiểu số không đáp ứng được tiêu chí NTM.

Quy hoạch ngược?

Hà Nội là một trong số ít địa phương triển khai bài bản xây dựng NTM, trong đó 100% số xã lập đề án và tổ chức lập quy hoạch. Ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch Hội ND thành phố Hà Nội băn khoăn: "Quy hoạch từ tỉnh, huyện, xã, phải quy hoạch theo vùng cho đồng bộ, nhưng ta lại quy hoạch từ dưới". Ở Hà Nội có quy hoạch xã là do cấp trên làm, hoặc thuê đơn vị tư vấn làm quy hoạch không theo thực tế quỹ đất, điều kiện riêng của địa phương. Vì thế, khi thực hiện xong thì nhiều công trình không phát huy được hiệu quả sử dụng. Điển hình là chợ đầu mối thôn Phụng Lý, xã Minh Khai (Từ Liêm).

Một trong những cảnh báo trong xây dựng NTM ở các địa phương là nguy cơ lãng phí. Ông Hồ A Ghem (Long Xuyên, An Giang) cho biết: "Không có nhà văn hóa thôn thì không đạt xã NTM, nhưng có rồi lại không sử dụng đến, thi thoảng mới có cuộc họp…". Ở góc nhìn khác, ông Vũ Văn Thẩm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Nam thẳng thắn: "Miền núi, vùng khó khăn, đồng bào đói nghèo ăn còn chưa đủ hỏi vào nhà văn hóa to đẹp làm chi?".

Theo ông Thẩm, xây dựng NTM, mỗi xã cố xây 1 trạm y tế to đẹp mà rốt cuộc cũng chỉ có 1 bác sĩ và không mấy người dân địa phương đến khám. Có ốm đau bệnh tật gì, bà con toàn lên huyện, tỉnh khám chữa. “Ở những xã miền xuôi, điều kiện đi lại dễ dàng, khoảng cách quá gần nhau, tại sao không xây chung 1 cái trạm y tế trong đó vẫn có đủ 2 ông bác sĩ?”- ông Thẩm đặt vấn đề.

Uốn nắn để tránh “bệnh” thành tích

Liên quan đến quy hoạch, theo phản ánh của Hội ND một số địa phương thì quy hoạch NTM trong bối cảnh "khắp nơi" xây dựng NTM nên việc tìm, thuê được đơn vị tư vấn không phải chuyện dễ. Vì áp lực tiến độ và có dấu hiệu "bệnh" thành tích nên có người ví quy hoạch là "phong trào ầm ầm". Theo đó, chất lượng quy hoạch chạy theo phong trào liệu có được đảm bảo?

“Điều kiện tự nhiên vùng sông nước ĐBSCL, trong đó có Cần Thơ không thể đáp ứng được tiêu chí về cứng hóa đường, kiên cố hóa kênh mương”.

Theo lãnh đạo Hội ND một số tỉnh, thành phố, nhận thức về xây dựng NTM chưa đúng nên khi thực hiện bị "lệch". Ông Thẩm bày tỏ: "Xây dựng NTM gì đâu mà chỉ quan tâm đến suất đầu tư; quan tâm đến tài chính, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc… Không phải đổ một đống tiền vào các thứ đó là thành NTM. Quan trọng là phải có phương án khả thi phát triển sản xuất; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động…".

Cùng quan điểm, ông Trần Duy Việt - Chủ tịch Hội ND Lâm Đồng chia sẻ: "Xây dựng kết cấu hạ tầng chỉ là tiền đề, việc sản xuất mới là gốc rễ và nâng cao đời sống cho ND mới là mục đích của NTM. T.Ư phải uốn nắn, định hướng thường xuyên để tránh tình trạng các địa phương nôn nóng, chạy theo thành tích".

Cũng vì thành tích và áp lực phải đạt NTM nên mới có chuyện chỉ sau 6 tháng mà thu nhập bình quân đầu người của 1 xã tăng từ 18 triệu đồng lên tới 24 triệu đồng/năm, trong khi các yếu tố về sản xuất, ngành nghề ở đây không thay đổi, thậm chí có sự sụt giảm do khủng hoảng kinh tế

Có thực tế mà nhiều địa phương kêu khó trong xây dựng NTM là huy động sức dân. Qua nghiên cứu của T.Ư Hội NDVN, dân đã sẵn sàng nhưng Nhà nước thì chưa. Phó Chủ tịch UBND xã Tu Tra (Đơn Dương, Lâm Đồng) cho biết: "Dân đóng góp đủ 70% kinh phí làm đường, nhưng đang còn chờ 30% kinh phí từ Nhà nước…".

Kết quả nghiên cứu của T.Ư Hội NDVN và tập hợp ý kiến từ Hội ND các địa phương cho thấy, trong xây dựng NTM còn nhiều tiêu chí chưa phù hợp. Theo kết quả điều tra ở xã Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên, An Giang), tiêu chí yêu cầu trung tâm văn hóa, thể thao cơ sở phải rộng 2.500m2 trở lên là khó, bởi quỹ đất không đủ. Nếu có đủ thì cũng không sử dụng hết công năng và xã không có người chuyên trách quản lý các cơ sở vật chất này. Về tiêu chí nhà ở, nhiều địa phương cho rằng cũng phải căn cứ vào đặc điểm văn hóa và giải quyết được các diện nhà chính sách thì mới đáp ứng được NTM. "Nhà xây dựng theo Chương trình 167 của Chính phủ, rồi nhà gỗ theo văn hóa của đồng bào áp dụng vào thì không đạt tiêu chí NTM, vậy phải giải quyết sao đây" - ông Nguyễn Lưu - Chủ tịch Hội ND xã Tu Tra (Đơn Dương, Lâm Đồng) băn khoăn… 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 251


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1019231

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72701940