23:33 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu ở Tây Đô Liệu nông dân đã hiểu ?

Thứ năm - 24/10/2013 21:41
Về Tây Đô với tâm trạng hồ hởi, chúng tôi hy vọng thông qua cán bộ và người nông dân nơi đây sẽ càng hiểu hơn về một điển hình trong xây dựng cánh đồng mẫu. Tuy nhiên, mọi việc diễn ra hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ và cảm nhận trước khi về đây, bởi những người nông dân đều có chung một câu trả lời “không biết cánh đồng mẫu là gì”
 
Ông Trần Xuân Toái, thôn Khánh Lai, xã Tây Đô (Hưng Hà) chăm sóc cây bí vụ đông.
Thực hiện chủ trương của tỉnh về xây dựng cánh đồng mẫu, vụ đông năm 2013 toàn tỉnh có 63 xã đăng ký xây dựng 79 mô hình. Theo danh sách đăng ký của các địa phương thì Tây Đô (Hưng Hà) là xã có nhiều mô hình và diện tích lớn nhất tỉnh, với 5 mô hình (250 ha). Về Tây Đô với tâm trạng hồ hởi, chúng tôi hy vọng thông qua cán bộ và người nông dân nơi đây sẽ càng hiểu hơn về một điển hình trong xây dựng cánh đồng mẫu.
Tuy nhiên, mọi việc diễn ra hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ và cảm nhận trước khi về đây, bởi những người nông dân đều có chung một câu trả lời “không biết cánh đồng mẫu là gì”. Ngay cả đồng chí Chủ nhiệm HTX DVNN xã Tây Đô cũng còn mơ hồ về quan điểm, tiêu chí, giải pháp thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu. Nông dân chưa biết cánh đồng mẫu là gì, người trực tiếp chỉ đạo sản xuất nắm không rõ, xã chưa triển khai, đúng là chuyện lạ ở nơi đăng ký xây dựng cánh đồng mẫu có diện tích, số cánh đồng lớn nhất tỉnh.
Tiềm năng được khẳng định
Nói đến Tây Đô, phải khẳng định ở nơi đây sản xuất nông nghiệp phát triển khá mạnh, nhất là sản xuất vụ hè, vụ đông. Ông Nguyễn Duy Hiên, Chủ nhiệm HTX DVNN Tây Đô cho biết: Toàn xã có trên 379 ha đất hai lúa, phần lớn sản xuất 4 vụ/năm; ngoài hai vụ lúa, vụ hè gieo trồng đạt trên 200 ha, vụ đông đạt 300 ha; bình quân giá trị sản xuất đạt trên 170 triệu đồng/ha/năm. Đạt được kết quả trên là do Tây Đô đã chỉ đạo tốt việc quy vùng sản xuất, việc chấp hành nghiêm lịch thời vụ và thực hiện có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp, đẩy mạnh chuyển đổi giống cây trồng.
Chính vì vậy, các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng khá thường chiếm trên 96% tổng diện tích gieo cấy như BC15, Nếp N87 và N97, BT7; năng suất bình quân đạt trên 13 tấn/ha/năm. Đối với cây màu hè luôn được coi là vụ sản xuất hàng hóa chủ lực để tạo bước đột phá nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác. HTX DVNN thường xuyên tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật gieo trồng đối với từng loại cây trồng, nhất là ở những thôn còn hạn chế về diện tích, ít kinh nghiệm về sản xuất cây màu hè.
Bên cạnh đó, các thôn đã căn cứ chỉ tiêu xã giao để xây dựng kế hoạch sản xuất cây màu hè và triển khai thông qua các cuộc sinh hoạt chi bộ, các buổi họp của nhân dân. Các tổ chức đoàn thể cùng nhau vào cuộc tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu làm trước để các gia đình nông dân làm theo… Vì vậy, các hộ nông dân ở Tây Đô đã mở rộng diện tích cây màu hè trên đất hai lúa năm sau cao hơn năm trước, nhưng vẫn bảo đảm gọn vùng, trồng các loại cây thị trường cần, có giá trị kinh tế cao.
Điển hình như vụ hè năm 2013, toàn xã gieo trồng được 205 ha; trong đó dưa hấu 25 ha, dưa lê 116 ha, dưa gang 14 ha, dưa hồng 25 ha… Ông Hiên cho biết: Cây màu hè luôn đem lại giá trị kinh tế cao nhất so với các vụ khác, song chi phí lại ít và thời gian chiếm đất khá ngắn; lợi nhuận bình quân đạt 1,8 triệu đồng/sào/vụ. Ông Trần Xuân Toái, thôn Khánh Lai, là một trong những điển hình về gieo trồng cây vụ hè, vụ đông cho biết: Vụ hè năm 2013, gia đình ông trồng trên 1 mẫu, chủ yếu là dưa lê, tổng thu nhập đạt trên 31 triệu đồng; vụ đông năm nay trồng khoảng 6 sào, trong đó 2 sào dưa hấu, 1 sào bí đỏ Nhật và 3 sào khoai tây.
Hay như hộ ông Trần Xuân Hùng, thôn Khánh Lai, mặc dù có một mình ông là lao động chính, song vụ hè năm 2013 ông cũng trồng 4 sào dưa lê, tổng thu nhập đạt trên 12 triệu đồng. Ông Hùng cho biết: Vụ hè ở đây nhộn nhịp lắm, nhà nhà ra đồng, trên thì lúa, dưới trồng dưa; cây dưa lê rất dễ trồng, chi phí thấp, tốn ít công lao động, nhưng lại cho thu nhập rất cao, nếu thời tiết thuận lợi, được giá thì ít ra cũng được 3 triệu đồng/sào. Hiện nay, ông Hùng đã thu hoạch xong lúa mùa đang tập trung gieo trồng cây vụ đông, chủ yếu là bí và khoai tây.
Nông dân không biết cánh đồng mẫu là gì
Hiện nay, Tây Đô đã đăng ký thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu, song mọi việc nông dân đều không biết, không được bàn, xã không triển khai xây dựng công thức luân canh, phương thức sản xuất… Ông Nguyễn Duy Hiên, Chủ nhiệm HTX DVNN Tây Đô thẳng thắn cho biết: “Chúng tôi đăng ký là do trên yêu cầu, hiện tại chính quyền địa phương chưa tổ chức triển khai thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu; chúng tôi cũng chưa được tham dự một hội nghị riêng nào ở huyện về triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện cho cơ sở về việc này”. Trước đó, chúng tôi đã trao đổi với ông Đặng Ngọc Na, Chủ tịch UBND xã Tây Đô về việc triển khai xây dựng cánh đồng mẫu của xã thì nhận lại câu trả lời: Mọi việc phóng viên trao đổi với Chủ nhiệm HTX DVNN. Theo giới thiệu của đồng chí Chủ nhiệm HTX DVNN, chúng tôi có mặt tại các vùng sản xuất được coi là mô hình cánh đồng mẫu của xã cho thấy, lúa mùa đã thu hoạch xong, nhiều cây vụ đông đã lên xanh, các hộ dân đang gánh từng thùng nước để tưới cho cây màu.
Ông Trần Xuân Toái, thôn Khánh Lai cho biết: Hệ thống kênh mương ở đây hầu hết là bờ đất, lòng mương chỉ thấp hơn mặt ruộng khoảng 30 cm, do đó việc dẫn nước tưới cho cây trồng là rất khó khăn. Riêng đối với vụ đông, các hộ nông dân rất vất vả, muốn có nước tưới phải đi 400 - 500 m để gánh nước từ ao trong làng ra. Khi chúng tôi hỏi các hộ nông dân đang sản xuất trên cánh đồng thôn Khánh Lai về thực hiện cánh đồng mẫu, như hộ ông Toái, bà Mỳ, ông Hùng… tất cả đều nói không biết cánh đồng mẫu là gì và tưởng phóng viên nhầm với cánh đồng 50 triệu. Ông Hiên thừa nhận, hiện nay xã mới triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông như trước đây vẫn làm; chưa xây dựng đề án về cánh đồng mẫu và chưa tổ chức tuyên truyền, họp bàn với nông dân về việc này.
Với thực trạng về sản xuất nông nghiệp ở Tây Đô thì việc thực hiện xây dựng mô hình cánh đồng mẫu hoàn toàn có thể thành công. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào nền tảng sẵn có để ghi tên đăng ký xây dựng là trở thành cánh đồng mẫu được. Theo tiêu chí về cánh đồng mẫu của Bộ Nông nghiệp và PTNT và của UBND tỉnh quy định thì có khá nhiều yếu tố mới để thành cánh đồng mẫu như về diện tích, có sự tham gia của các doanh nghiệp, nông dân phải ghi nhật ký sản xuất, hệ thống giao thông, thủy lợi đồng bộ theo tiêu chuẩn quy hoạch nông thôn mới… có như vậy mới chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao.
 
 Bài, ảnhNguyên Bình
  Nguồn: Baothaibinh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 275


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1358178

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74405149