16:35 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở vùng biên

Chủ nhật - 24/06/2018 08:11
Lạng Sơn có 21 xã và thị trấn giáp biên giới. Yên Khoái, huyện Lộc Bình (lạng sơn) là xã biên giới đầu tiên của tỉnh hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) từ cuối năm 2016. Đây là kết quả đáng ghi nhận đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tày, Nùng... nơi đây với những nỗ lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới trên dải đất biên cương vùng đông bắc của Tổ quốc.

Yên Khoái, những ngày đầu hè oi ả, ở đâu cũng thấy một mầu xanh bạt ngàn. Rừng thông mã vĩ và cánh đồng ven sườn đồi đều phủ một mầu xanh của các loại cây trồng. Trong câu chuyện kể về sự “đổi đời” của dân bản, Bí thư Chi bộ thôn Chi Ma, xã Yên Khoái Vi Văn Như cho biết: Thôn Chi Ma nằm trong khu vực cửa khẩu Chi Ma, những năm trước, đời sống của đồng bào các dân tộc gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2003, khi Chi Ma thành cửa khẩu chính, tiềm năng vùng đất này bắt đầu được đánh thức. Để nhường đất xây dựng khu cửa khẩu, những hộ nằm trong diện giải tỏa di dời lên khu tái định cư. Từ đây, những người dân trong thôn Chi Ma bắt đầu bước vào cuộc sống mới. Khi đất trồng trọt bị thu hẹp để dành đất xây dựng cửa khẩu, ban đầu nhiều hộ dân rất lo lắng. Được chính quyền hỗ trợ vốn, hướng dẫn chuyển đổi ngành nghề từ trồng trọt sang làm dịch vụ, vận chuyển hàng hóa, cho nên đến nay, thôn Chi Ma đã thành lập được nhiều tổ bốc vác hàng hóa ở khu vực cửa khẩu, đời sống của người dân đã khấm khá hơn rất nhiều. Nhiều người dân được hướng dẫn làm thủ tục xuất, nhập cảnh, hợp đồng lao động với cư dân hai bên biên giới, cho nên đã có việc làm ổn định. Đến nay, Chi Ma có hơn 20 gia đình mua được xe ô-tô tải chuyên chở hàng hóa qua biên giới. Được sự hỗ trợ của các đơn vị đóng trên địa bàn cửa khẩu giúp đỡ cuộc sống dần đi vào ổn định, thôn Chi Ma giờ đây đường làng, ngõ xóm được bê-tông hóa, nhà văn hóa thôn, trạm y tế, trường tiểu học được xây dựng khang trang.

Chủ tịch UBND xã Yên Khoái Chu Văn Lỷ cho biết: Xã Yên Khoái chỉ có gần 780 hộ với hơn 3.300 nhân khẩu, đời sống kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ. Để xây dựng NTM, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã luôn xác định phải đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân. Từ nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ Chương trình xây dựng NTM, xã Yên Khoái tập trung xây dựng các mô hình: Trồng khoai tây vụ đông xuân; chăn nuôi vịt; sản xuất lúa giống Nhật Bản, đây là các mô hình có sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân. Doanh nghiệp đầu tư giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm đầu ra, đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Có thể kể đến tấm gương xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu của gia đình anh Mã Văn Thơ, ở thôn Bản Khoai, xã Yên Khoái. Từ hai bàn tay trắng, nhờ sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, đến nay, gia đình anh Thơ đã mở rộng chăn nuôi đàn lợn, vịt và kinh doanh dịch vụ, cung ứng phân bón cho bà con trong vùng. Gia đình anh đã mua được xe ô-tô tải chuyên chở vật liệu, hàng hóa, mỗi năm thu hơn 200 triệu đồng tiền lãi...

Để mở rộng ngành nghề, những năm qua, xã Yên Khoái phối hợp Trung tâm dạy nghề của huyện mở các lớp sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi; ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đưa cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của xã và tạo việc làm cho người dân. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 1,6%, thu nhập bình quân năm 2011 từ 13 triệu đồng/người/năm, nay tăng lên hơn 22 triệu đồng/người/năm. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc... Năm 2011, cuộc sống của người dân được ổn định, bà con các dân tộc trong xã đã chung sức, đồng lòng xây dựng NTM. Ngoài nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ, người dân trong xã đã góp hơn 60 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, hiến hơn 6.126 m2 đất để làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa thôn. Người dân trong các thôn, bản còn đóng góp hàng nghìn ngày công làm đường, làm thủy lợi nhỏ, đưa điện về thôn, bản... Nhờ những nỗ lực đó, đến nay, tám thôn, bản trong xã đều đã có điện lưới quốc gia và có đường bê-tông đi lại thuận tiện, tất cả các thôn, bản có nhà văn hóa; các cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đều đạt chuẩn quốc gia; văn hóa, y tế được bảo đảm; an ninh trật tự vùng biên được giữ vững.

Góp phần làm nên bộ mặt NTM ở xã vùng biên này, không thể không nhắc đến sự đóng góp của các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chi Ma đóng tại xã Yên Khoái. Thiếu tá Ninh Xuân Trọng, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Chi Ma cho biết: Đồn Biên phòng Chi Ma thường xuyên phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương tham mưu, đề xuất các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, ổn định cuộc sống của nhân dân. Trong hai năm qua đồn đã cùng địa phương trao 213 con bò giống cho các hộ nghèo theo chương trình “Bò giống cho người nghèo nơi biên giới”; hằng năm có hàng trăm lượt hộ dân được thăm hỏi, tặng quà nhân các ngày lễ kỷ niệm, khám sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí...

Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình Lương Trọng Quỳnh phấn khởi nói: Yên Khoái là xã biên giới và cũng là xã đầu tiên của huyện hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, ngoài việc người dân đóng góp công sức, tiền của, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, xây trường học, nhà văn hóa thôn, bản..., xã Yên Khoái còn được sự giúp đỡ, ủng hộ của các lực lượng đóng trên địa bàn như: hải quan, các doanh nghiệp, nhất là cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chi Ma đã ủng hộ tiền của, công sức xây dựng hạ tầng cơ sở ở các thôn, bản... Những việc làm thiết thực, cụ thể nêu trên đã góp phần tích cực trong công tác xây dựng NTM, nâng cao đời sống, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn..., đem lại cuộc sống bình yên ở vùng đất biên cương Tổ quốc.

Bài và ảnh: HÙNG TRÁNG/ NHÂN DÂN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 63391

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60385348