11:51 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bàn giải pháp, chiến lược bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

Thứ ba - 03/02/2015 01:44
Sáng 3/2, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cùng các nhà khoa học Trường ĐH Khoa học Huế tổ chức hội thảo bàn chính sách, giải pháp và chiến lược bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn hạ lưu sông Rào Cái – Hà Tĩnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện, PGS. TS Hà Văn Hành - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Huế - ĐH Huế chủ trì hội thảo.

Bàn giải pháp, chiến lược bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện: Việc phát triển rừng ngập mặn phải gắn với quản lý, phát triển đô thị, gắn với quản lý nguồn nước và chống biến đổi khí hậu, và gắn với phát triển KT-XH của tỉnh.

Theo công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Quang Tuấn (ĐH Khoa học Huế), vùng đất ngập nước Hà Tĩnh kéo dài 137 km dọc miền duyên hải bao gồm phần đất liền ven biển thuộc 44 xã, phường của 5 huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Diện tích đất ngập nước khoảng 20.880 ha.

Năm 2014, diện tích rừng và đất ngập mặn ven biển toàn tỉnh có khoảng 1.586,4ha, trong đó diện tích rừng ngập mặn là 660,96ha. Theo quy hoạch rừng ngập mặn phân theo 3 loại rừng thì có 32ha rừng tự nhiên phòng hộ và 720,6ha rừng trồng phòng hộ. Rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh chủ yếu là rừng đước thuần loài, rừng bần thuần loài, rừng hỗn giao chai và đước đã hình thành các đai rừng chắn sóng bảo vệ đê.

Bàn giải pháp, chiến lược bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

PGS.TS Đặng Thái Dương (ĐH Nông lâm Huế): Cần có giải pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, đê sông/biển… đến các hoạt động bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững.

Năm 2000, rừng ngập mặn phân bố khá nhiều ở các cửa sông Hà Tĩnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, những khu vực trước đây có diện tích rừng ngập mặn khá lớn đến nay đã suy giảm mạnh hoặc không còn.

Tại hội thảo, đại biểu đã đưa ra nhiều phương pháp quản lý, định hướng, giải pháp bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn tại hạ lưu sông Rào Cái như: xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về rừng ngập mặn; quy hoạch sử dụng đất, rừng ngập mặn phục vụ công tác quản lý; giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp; huy động vốn đầu tư, phát triển các hình thức lâm ngư kết hợp trên đất và rừng ngập mặn; sớm hoàn thiện các tổ chức quản lý và chính sách hưởng lợi, bảo vệ môi trường vùng rừng ngập mặn, các bãi bồi...

Bàn giải pháp, chiến lược bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn khu vực Cửa Sót đang bị tác động do rác thải sinh hoạt và bèo lục bình.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện cảm ơn các nhà khoa học của Trường ĐH Khoa học Huế đã đưa ra những cơ sở thực tiễn, góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức quản lý trong cách tiếp cận các giải pháp phát triển rừng ngập mặn tại Hà Tĩnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT phối hợp cùng ban điều phối dự án SRDP- IWMC có những cơ chế chính sách, quy hoạch trong bảo tồn phát triển rừng ngập mặn trên toàn tỉnh. Việc phát triển rừng ngập mặn phải gắn với quản lý, phát triển đô thị, gắn với quản lý nguồn nước và chống biến đổi khí hậu, và gắn với phát triển KT-XH của tỉnh.

Sở KH&ĐT phối hợp với các sở, ngành liên quan lập quy hoạch chi tiết xây dựng công viên rừng ngập mặn Hà Tĩnh. Ban điều phối phối hợp thực hiện các nội dung, kế hoạch của dự án nâng cao năng lực cộng đồng, năng lực quản lý, khai thác, lựa chọn nhà đầu tư xây dựng các hạng mục dự án công viên rừng ngập mặn.

UBND TP. Hà Tĩnh và các địa phương có rừng ngập mặn xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược tại địa phương. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức tham gia vào công tác bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn, lồng ghép các hoạt động liên quan của các chương trình khác để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Dương Chiến
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 91

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 90


Hôm nayHôm nay : 16683

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16683

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73063654