19:59 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bất cập trong xây dựng hạ tầng từ nguồn vốn giảm nghèo

Thứ hai - 29/12/2014 01:48
Hà Tĩnh có nhiều địa phương thuộc diện khó khăn nên các nguồn đầu tư từ chương trình giảm nghèo bền vững như 135, 106, 30a có ý nghĩa và tác động lớn đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ở các xã hưởng lợi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc thực hiện vẫn còn những bất cập, công trình chưa thực sự phát huy tối đa hiệu quả.

Trong nhiều công trình được hưởng lợi ở xã Sơn Tiến (Hương Sơn), chúng tôi đi thị sát tuyến đường giao thông liên thôn Tân Tiến đi Thiên Nhẫn và không khỏi băn khoăn. Được xây dựng cách đây khoảng 5 năm bằng nguồn vốn từ chương trình 135, công trình có chiều dài 2,7 km với tổng mức đầu tư gần 2.844 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa được hoàn thành. Theo lãnh đạo địa phương, do nguồn kinh phí phân bổ không đủ làm hết toàn tuyến, nếu làm thông suốt thì chỉ đi được qua 1-2 thôn nên đã xẩy ra tình trạng tị nạnh, tranh giành. Để công bằng, địa phương buộc phải lựa chọn hình thức mỗi thôn làm một đoạn.

Cách tuyến đường này không xa, nhà văn hóa thôn Hùng Tiến mới được đầu tư xây dựng cũng có nhiều điều đáng bàn về khâu lựa chọn vị trí, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan, ý thức bảo vệ của công, nhận thức của nhân dân từ công trình hưởng lợi…

Bất cập trong xây dựng hạ tầng từ nguồn vốn giảm nghèo

Nhà văn hóa thôn Hùng Tiến, xã Sơn Tiến (Hương Sơn) mới được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn 135 nhưng khuôn viên không đảm bảo

Quá trình tìm hiểu thực tế cho thấy, phần lớn các công trình đầu tư bằng nguồn của các chương trình giảm nghèo khi đưa vào sử dụng không bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, hoặc được bố trí nhưng lại dùng vào mục đích khác. Cùng với đó là thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ và đồng bộ; ý thức bảo vệ của người dân chưa cao; chính quyền cơ sở thiếu quan tâm đầu tư sửa chữa nên công trình xuống cấp nhanh.

Nhà văn hóa thôn 9, xã Hương Giang (Hương Khê) là một trong số rất ít công trình được đầu tư duy tu, nhưng địa phương vừa tu sửa xong thì đã xuống cấp với hệ thống điện chập chờn, cửa kính vỡ, nền thềm sụt lún. Nguyên do được xác định là nguồn kinh phí của địa phương hạn hẹp nên chỉ tiến hành tu sửa nhỏ; bên cạnh đó, ý thức bảo vệ của người dân còn hạn chế, công tác xã hội hóa không hiệu quả.

Tại một số đập nhỏ ở xã Kỳ Tây (Kỳ Anh), xung quanh cỏ mọc um tùm, lòng khe không được nạo vét, công trình không phát huy hiệu quả như mục đích xây dựng ban đầu…

Bất cập trong xây dựng hạ tầng từ nguồn vốn giảm nghèo

Đập Xái ở xã Kỳ Tây (Kỳ Anh) đầu tư xây dựng bằng nguồn 135 từ lâu đã không được náo vét, tu sửa nên không phát huy hiệu quả

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, gần 8 năm trở lại đây, Hà Tĩnh được hưởng lợi 5 chương trình có bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong số này có nhiều chương trình hỗ trợ lớn như: chương trình 30a được T.Ư bố trí trực tiếp gần 137,5 tỷ đồng, phục vụ xây dựng 40 công trình cho các xã hưởng lợi ở Hương Khê và Vũ Quang; chương trình 106 được hỗ trợ 201 tỷ đồng xây dựng 206 công trình lớn, nhỏ cho gần 300 ngàn người hưởng lợi ở các xã bãi ngang ven biển; chương trình 135 đầu tư gần 546 tỷ đồng đầu tư hàng trăm công trình như đường giao thông, trường học, kênh mương cứng, trụ sở làm việc, trạm y tế và các hạng mục quan trọng khác.

Hầu hết các công trình khi đưa vào sử dụng đã góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển, đảm bảo QPAN, nâng cao sinh kế… Tuy nhiên, qua thực tế triển khai các dự án cho thấy, các xã hưởng lợi thuộc diện khó khăn, địa bàn rộng, dân trí thấp, nguồn nội lực xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Trong khi đó, nguồn phân bổ từ các chương trình, dự án còn thấp, mang tính dàn trải nên chủ đầu tư lúng túng trong việc lựa chọn công trình.

Đơn cử, về chương trình 135, không chỉ các xã chỉ có 1-2 thôn, bản được hưởng với định mức hỗ trợ 200 triệu đồng/thôn, bản/năm khó thực hiện đầu tư xây dựng công trình mà ngay cả những xã được hỗ trợ 1 tỷ đồng/năm cũng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc lồng ghép các chương trình, dự án chưa thực sự được quan tâm thực hiện.

Ngoài ra, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ ở cơ sở chưa cao dẫn tới dự án chồng dự án và gây lãng phí trong đầu tư. Cá biệt, do năng lực của chủ đầu tư nên một số công trình thi công ẩu, chất lượng kém, hồ sơ thủ tục không đầy đủ và không phát huy được hiệu quả khi đưa vào sử dụng.

Tiến Phúc
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 410

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 409


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1346232

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74393203