Sáng 30/11, tại lớp Bồi dưỡng cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2016, đồng chí Trần Huy Oánh - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã truyền đạt tới gần 300 học viên về chuyên đề “Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác”.
Tại lớp bồi dưỡng, đồng chí Trần Huy Oánh - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã khái quát kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua:Nông thôn mới phải là “Nông thôn của khát vọng khởi nghiệp, làm giàu, thu hút các nguồn lực phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững; nông thôn của một thế hệ nông dân trí thức, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo…”. Với mục tiêu đó, gần 6 năm qua, trong xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh đã quyết liệt, kiên trì, chủ động, sáng tạo và đạt được kết quả toàn diện, vững chắc, có chiều sâu, hiệu quả, thực chất, bền vững.
Đồng chí Tần Huy Oánh – Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh truyền đạt
tới học viên chuyên đề: “Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng và nhân
rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác”.
Ngoài thực hiện 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới của Trung ương về xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh đã có nhiều cách làm chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, khởi tạo mô hình tuor tuyến du lịch “làng xã nông thôn mới”, xây dựng các mô hình mẫu theo tiêu chí, xây dựng Bộ tiêu chí nông thôn mới của Hà Tĩnh với nhiều chỉ tiêu được nâng cao và Bộ chỉ số Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và Cơ sở dữ liệu nông thôn mới...
Đồng chí Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã nêu quan điểm chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn 2016-2020, Hà Tĩnh xây dựng NTM, với mục tiêu tổng quát: xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững… ‘
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Phó Chủ tịch UBND cấp xã phải cần nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM, Luật đầu tư công; chủ động kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, thành viên Ban Quản lý Chương trình NTM xã tổ chức lập quy hoạch, Đề án, kế hoạch, phân bổ vốn cho từng công trình, nội dung công việc và tổ chức thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng NTM; tham mưu tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã...
Tại lớp bồi dưỡng, Chánh Văn phòng nông thôn mới tỉnh và các học viên đã cùng trao đổi, thảo luận về những nội dung trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là những tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới như: sự vào cuộc của người dân chưa cao, hệ thống giao thông nông thôn còn khó khăn, hệ thống chính trị cấp thôn còn yếu...
Trong giai đoạn 2011-2015, Hà Tĩnh được Trung ương đánh giá là một trong 3 tỉnh dẫn đầu của cả nước, thời điểm hiện nay có thể nói là đúng đầu của nước về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Chương trình trong giai đoạn mới 2016-2020, với quan điểm không nặng về xây dựng kết cấu hạ tầng mà đi sâu tăng mạnh về vấn đề phát triển sản xuất, văn hóa, môi trường,…; không chạy theo thành tích đi vào chiều sâu, bền vững; không cứng nhắc, có sự mềm hóa trong quá trình thực hiện nhưng không hạ mức chuẩn tiêu chí; không hạ mức hưởng thụ của người dân... Hà Tĩnh phấn đấu đạt kết quả cao hơn, toàn diện hơn.
Minh Tâm