07:18 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa xuân

Chủ nhật - 23/03/2014 21:36
Sau hơn 10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh đạo ôn gây hại trên lúa vụ xuân ở một số địa phương, đến thời điểm này, bệnh đạo ôn đã xuất hiện trên 300 ha và đang có chiều hướng lan rộng. Đặc biệt, bệnh đạo ôn xuất hiện lần này lại trùng với thời điểm gió mùa, thời tiết ẩm ướt nên nguy cơ bùng phát bệnh thành một đợt dịch trên diện rộng đã cận kề.
 
Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa xuân
Huyện Đức Thọ phối hợp với Công ty Syngenta Việt Nam thử nghiệm thành công mô hình xử lý bệnh đạo ôn bằng thuốc Filia 525SE tại xã Liên Minh.

Theo báo cáo của Chi cục BVTV, hiện nay, các địa phương đã ghi nhận phát hiện bệnh đạo ôn trên lúa vụ xuân gồm: Đức Thọ, Lộc Hà, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh và Hương Sơn. Trên 300 ha lúa vụ xuân bị nhiễm bệnh, chủ yếu là: Xi 23, NX 30, P6, AC5, VTNA2, khang dân… Tỷ lệ bệnh gây hại trung bình từ 3-10%, nơi cao 20-40%. Riêng tại Đức Thọ, đến thời điểm này, bệnh đạo ôn đã phát sinh, gây hại đối với hầu hết các xã, thị trấn trên toàn huyện với tổng diện tích trên 100 ha, trong đó có 5 ha bị nhiễm nặng, tập trung ở các xã: Liên Minh, Đức Châu, Đức Tùng, Đức Đồng, Đức Thủy, Thái Yên, Yên Hồ… Sau Đức Thọ là Hương Sơn, với diện tích lúa bị nhiễm bệnh khoảng 83 ha, tập trung ở các xã: Sơn Hàm, Sơn Trường, Sơn Trung, Sơn Phú...

Theo các cơ quan chuyên môn, trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay, bệnh đạo ôn rất dễ bùng phát thành dịch trên diện rộng. Một thực tế là, hầu hết bà con nông dân vẫn rất chủ quan hoặc thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong việc phòng. Thông thường, bà con chỉ tiến hành phun thuốc khi lúa đã xuất hiện nhiều vết bệnh mãn tính (vết hình thoi, xung quanh có quầng vàng, ở giữa màu nâu sáng), hoặc đã bị cháy lụi. Trong giai đoạn này, hiệu quả phòng trừ sẽ không cao, thậm chí lúa bị hư hại hoàn toàn do bệnh đã vào giai đoạn phát sinh bào tử (gốc, rễ đã bị thối rữa). Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc BVTV của nhiều nông dân cũng chưa tuân thủ quy trình từ lựa chọn thuốc đặc hiệu, kỹ thuật pha chế, thời gian phun, kỹ thuật phun… dẫn đến có thể phải tiến hành phun nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả phòng trừ không cao.

Gần 7 sào lúa vụ xuân của gia đình chị Lê Thị Hương (thôn 4, xã Thạch Mỹ - Lộc Hà) đang đứng trước nguy cơ mất trắng, là một ví dụ điển hình về việc chậm trễ trong phát hiện cũng như hạn chế về quy trình, kỹ thuật phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa. “Vụ này, gia đình chúng tôi trông chờ cả vào 9 sào lúa. Bao nhiêu công sức, tiền của đầu tư vào đây; lúa đang thời kỳ đẻ nhánh, chỉ mấy hôm không thăm đồng đã bị vàng úa. Khi phát hiện lúa bị bệnh, tôi đã mua thuốc phun liên tục vài lần rồi nhưng chẳng ăn thua gì. Thêm một ngày là lúa lại càng cháy khô” - chị Hương cho biết.

Tuy nhiên, đối với bệnh đạo ôn, nếu kịp thời phát hiện và có quy trình phòng trừ hợp lý thì lại có thể đẩy lùi được sự lây lan và bùng phát. Tại Đức Thọ, khi phát hiện bệnh, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng trừ; đặc biệt là bao vây, khống chế, tuyệt đối không để bệnh lây lan ra diện rộng; quản lý chặt chẽ thị trường thuốc BVTV, đồng thời phối hợp với các đơn vị kinh doanh thuốc BVTV có uy tín để kịp thời cung ứng cho bà con sử dụng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với việc lựa chọn các loại thuốc đặc trị và sử dụng đúng quy trình kỹ thuật, nhiều diện tích lúa bị nhiễm đạo ôn đã được khống chế.

Trước tình hình bệnh đạo ôn trên lúa đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã có công điện yêu cầu các địa phương gấp rút chỉ đạo các phòng chuyên môn và trung tâm ứng dụng KHCN - bảo vệ cây trồng, vật nuôi các huyện, thị, thành bám sát cơ sở, tổ chức điều tra lại vùng nhiễm, bộ giống bị nhiễm và có biện pháp kỹ thuật kịp thời nhằm khoanh vùng, giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh.

Về các biện pháp và kỹ thuật phòng trừ cụ thể, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện bệnh. Khi lúa đã bị nhiễm đạo ôn, cần ngừng ngay các hoạt động bón thúc đạm và không phun phân bón lá, chất kích thích. Duy trì mực nước vừa phải trên ruộng để hạn chế tốc độ cháy đạo ôn.

Đối với các diện tích bị nặng, nên tiến hành ngắt bỏ các lá bị cháy đưa đi tiêu hủy trước khi phun thuốc. Sử dụng các loại thuốc Filia 525SE, Amistar Top 325SC, Vista 72.5WP, Beam 75WP; chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Tuyệt đối không phun trong điều kiện trời mưa hoặc lá lúa đang ướt. Sau khi phun lần 1, khoảng 4-5 ngày kiểm tra đồng ruộng; nếu vẫn còn vết bệnh thì tiến hành phun lần 2. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát để thuốc phát huy tác dụng cao nhất.


Nguồn: baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: bệnh đạo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 307


Hôm nayHôm nay : 40504

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1046206

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72728915