Theo kết quả nghiên cứu, các nguồn ô nhiễm sông Rào Cái bao gồm: nước thải từ Nhà máy Bia Sài Gòn, Công ty CP Dược Hà Tĩnh, Khu liên hợp sản xuất dược phẩm Hatipharco; nước thải nuôi trồng thủy sản từ 7 xã/phường: Đại Nài, Văn Yên, Thạch Hưng, Thạch Đồng, Tượng Sơn, Thạch Khê, Thạch Môn; nước thải sinh hoạt từ 10 xã/phường: Đại Nài, Văn Yên, Hà Huy Tập, Tân Giang, Nam Hà, Bắc Hà, Thạch Quý, Thạch Hưng, Thạch Đồng, Thạch Môn…
Thông qua mô hình WQI, nghiên cứu cũng chỉ ra những lo lắng đối với chất lượng nước sông Rào Cái như: vùng đầu nguồn có pH thấp, độ đục cao; mùa mưa lũ hàm lượng sắt thường cao, một số trường hợp vượt mức B2; vùng cắt cuối nguồn bị nhiễm mặn.
Theo đó, một số giải pháp quản lý nguồn nước sông Rào Cái được nghiên cứu đề xuất như: thu gom và xử lý nước thải, điều chỉnh vị trí quan trắc sông Rào Cái, bổ sung các điểm quan trắc chất lượng nước dưới đất...
PGS.TS Nguyễn Văn Hợp, chuyên gia tư vấn trình bày kết quả nghiên cứu
Phó giám đốc Ban điều phối dự án SRDP – IWMC Hà Tĩnh Phan Văn Tài: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp địa phương xác đỊnh các nguồn ô nhiễm đổ vào lưu vực sông Rào Cái, từ đó xây dựng những chế tài nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, dự án cần đưa ra giải pháp cụ thể trong việc giảm nguồn thải từ sản xuất công nghiệp của các nhà máy, nên khảo sát về dư địa của thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng lên chất lượng nước trong lòng đất, ảnh hưởng của trang trại chăn nuôi đến các nguồn xả thải, đánh giá sâu về nguồn xả thải từ nước sinh hoạt vì hiện nay đang đổ trực tiếp ra sông chứ chưa có hệ thống xử lý...
Sau hội thảo, đơn vị tư vấn sẽ tổng hợp góp ý, xin ý kiến của nhà tài trợ, trình UBND tỉnh phê duyệt, tiến hành công bố kết quả và bàn giao cho đơn vị liên quan quản lý.
Sông Rào Cái chảy qua đoạn TP. Hà Tĩnh
Sông Rào Cái có tổng chiều dài 29 km, bắt nguồn từ hồ Kẻ Gỗ, chảy qua địa bàn các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP. Hà Tĩnh và đổ ra biển ở cửa Sót. Trước đây, sông Rào Cái cung cấp nước sinh hoạt cho người dân quanh vùng, nhưng hiện nay, do bị nhiễm mặn nên sông chỉ sử dụng để cấp nước cho nuôi trồng thủy sản… |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn