Đến thời điểm này, Hà Tĩnh có 17 cơ sở giết mổ gia súc tập trung được xây dựng mới, trong đó, 3 cơ sở đã đi vào hoạt động tại: Cẩm Bình (Cẩm Xuyên), Đức Dũng (Đức Thọ) và Song Lộc (Can Lộc). Cùng đó, 6/12 huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung với mức hỗ trợ từ 30-200 triệu đồng, tùy vào quy mô và công suất giết mổ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn và đoàn kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung tại xã Việt Xuyên (Thạch Hà)... |
Cẩm Xuyên là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về tiến độ xây dựng lò giết mổ tập trung. Hiện có 5/6 lò đã được xây dựng, trong đó lò ở Cẩm Bình đã đi vào hoạt động, lò ở xã Cẩm Lĩnh đã xây dựng xong.
Tại Thạch Hà, thời điểm này, 3 lò đang triển khai xây dựng, gồm: Thạch Lạc, Việt Xuyên và Thạch Hương. Cơ sở tại xã Thạch Tân đã hoàn thiện nâng cấp, tuy nhiên công suất giết mổ còn quá ít.
Tại huyện Đức Thọ, do vướng mắc một số vấn đề đất đai, quy hoạch nên mới có 1 cơ sở tại xã Đức Dũng đi vào hoạt động.
... và xã Đức Dũng (Đức Thọ) |
Qua kiểm tra thực địa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định chủ trương xây dựng lò giết mổ tập trung là thiết thực, đóng vai trò quan trọng trong quản lý giết mổ và quản lý dịch bệnh trên gia súc. Tuy nhiên, đến nay, tiến độ thực hiện còn chậm; các thông số kỹ thuật mặc dù đã được tính toán khá bài bản nhưng thực hiện ở cơ sở thiếu cụ thể, thiếu thực tiễn về quy mô lẫn công suất. Thời gian tới, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các lò mổ tập trung theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; yêu cầu Sở NN&PTNT, các ngành liên quan bám sát cơ sở, hướng dẫn chủ lò thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo VSATTP là tổ chức cho các lò giết mổ vận hành hiệu quả, đồng bộ trên toàn tỉnh; nâng cao quản lý nhà nước về công tác quản lý giết mổ; truy xuất nguồn gốc của gia súc trước khi đưa vào lò mổ; kiểm soát vệ sinh thú y và kiểm soát dịch bệnh…
Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn