04:56 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để chủ trương chuyển đổi cơ cấu thời vụ, giống lúa xuân đi đến thắng lợi

Thứ năm - 22/11/2012 02:13
Đề án sản xuất vụ xuân 2013 của tỉnh bỏ trà lúa xuân sớm, giảm trà xuân trung, tăng trà xuân muộn là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, để chủ trương này được thực hiện một cách triệt để và đi đến thắng lợi, chúng ta cần tiếp tục có nhiều biện pháp, chính sách đồng bộ, nhất là công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, quản lý chặt chẽ nguồn giống…

 

Lúa xuân sớm gồm các loại giống dài ngày nên chịu khá nhiều yếu tốt bất lợi như: thiên tai, sâu bệnh. Mặt khác, các loại giống này tiêu tốn nhiều nước và thời gian chăm sóc của người lao động. Từ vụ đông xuân 2011-2012 trở về trước, trà lúa xuân sớm ở tỉnh ta chiếm xấp xỉ 50% diện tích, chủ yếu IR1820, NX30, Xi23… các giống này đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Đặc biệt là tính chống chịu và chất lượng gạo chưa đươc cải thiện.

Bỏ trà xuân sớm và giống IR1820: Lời khẳng địnhtừ thực tiễn
Trà lúa xuân sớm không còn phù hợp trong cơ cấu mùa vụ ở tỉnh ta

Vụ xuân tới, tỉnh chủ trương bỏ hẳn lúa xuân sớm; có huyện còn mạnh dạn không gieo cấy giống lúa xuân trung. Để thực hiện thắng lợi chủ trương này là việc làm không dễ. Lâu nay, tập quán canh tác giống lúa dài ngày đã trở thành thói quen của người nông dân. Mặt khác, lao động nông thôn đã thiếu lại phải tập trung gieo cấy trong thời gian từ 7-10 ngày. Hơn nữa, lúa xuân muộn xuống giống vào thời điểm rét nhất trong năm. Do vậy, việc chống rét cho mạ đòi hỏi chặt chẽ, nghiêm túc.

Tuy sản xuất lúa xuân ngắn ngày sẽ gặp khó khăn, nhưng vì lợi ích, hiệu quả lâu dài nên khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống vụ đông xuân được cấp ủy, chính quyền các cấp hưởng ứng cao và tập trung chỉ đạo quyết liệt.

Để triển khai chủ trương này, mặc dầu tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, nhưng đã dự định dành một khoản ngân sách trên 20 tỷ đồng để hỗ trợ giá giống, nilon che phủ, tập huấn cho nông dân. Vấn đề đặt ra lúc này các cấp, ngành liên quan, đặc biệt ngành Nông nghiệp phải triển khai thế nào để chủ trương chuyển đổi… bảo đảm mang lại hiệu quả cao.

Qua theo dõi nhiều năm, lúa xuân muộn ở tỉnh ta thường được bố trí (theo thứ tự): khang dân 18, xuân mai 12, nếp 352, nếp 98, hương thơm 1, Bắc thơm 7, DV108... và một số giống lúa lai. Vụ xuân này, chủ trương của tỉnh cơ cấu trà lúa xuân trung chiếm 30% diện tích chủ yếu các giống Xi23, NX30, P6, trà xuân muộn 70% diện tích gồm các giống nếp 98, RVT, HT1, VTNA2, nhị ưu 838 v.v… Hai giống lúa xuân muộn chủ lực các vụ trước là khang dân 18 và xuân mai 12 không có trong cơ cấu của đề án.

Bỏ trà xuân sớm và giống IR1820: Lời khẳng địnhtừ thực tiễn
Bắc mạ phủ nilon là biện pháp tối ưu cho sản xuất trà lúa xuân muộn

Việc thay thế các giống khang dân, xuân mai bằng các giống RVT, VTNA2 với diện tích khá lớn, liệu các doanh nghiệp có đủ lượng giống cung ứng cho dân hay không hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau. Các giống lúa ngắn ngày như RVT gạo ngon nhưng độ thuần không cao và khó tính, thành gạo thấp; giống lúa VTNA2 độ đồng đều cao, năng suất khá nhưng trong điều kiện thâm canh trung bình thì năng suất chưa vượt qua khang dân 18. Những hạn chế trên của một số giống lúa cơ cấu cho vụ đông xuân này cần khắc phục như thế nào đòi hỏi trí tuệ, khách quan của các nhà khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

Qua tìm hiểu tình hình về chất lượng, giá cả giống, hiện vụ này không ít đơn vị cung ứng đang sử dụng thóc ăn (trước khi thu hoạch có khử lẫn). Thóc ăn các hộ nông dân bán cho doanh nghiệp với giá 4.700 đồng/kg (thóc tươi) và 6.000 đồng/kg (thóc khô). Sau khi phơi khô, quạt sạch doanh nghiệp bán ra thị trường giá 25.000 - 26.000 đồng/kg, thậm chí đến 30.000 đồng/kg để thu lãi lớn. Trong khi đó, giống lúa nguyên chủng sản xuất với quy trình nghiêm ngặt, giá nhập kho trên dưới 10.000 đồng/kg, bán ra thị trường 16.000 - 17.000 đồng/kg đã trang trải đủ chi phí và có lợi nhuận. Phải chăng, các đơn vị kinh doanh giống lợi dụng sơ hở về tính độc quyền và cầu vượt trên cung để hưởng lợi quá lớn?! Thấy tiền "chênh lệch" cao nên không ít địa phương, tổ chức xã hội đang giành nhau quyền cung ứng giống.

Từ những băn khoăn về cơ cấu mùa vụ, đặc biệt cơ cấu giống và giá giống trong vụ xuân này, tỉnh và ngành nông nghiệp cần có những biện pháp quản lý hữu hiệu để tạo thuận lợi cho nông dân sản xuất và nguồn tiền trợ giá giống của tỉnh đến đúng đối tượng.

Thành Sen
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 34979

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 986008

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72668717