06:11 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để rừng thêm xanh (Bài 3): Để mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi có chủ đích thực

Thứ tư - 14/12/2016 10:37
Đảm bảo mọi diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn đều có chủ đang là một thách thức lớn nhưng không thể không làm. Giải pháp nào được coi là căn cơ... để gỡ những nút thắt trên?

Nhiều chuyên gia và những người có trách nhiệm đều cho rằng, công tác giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc là do nhận thức của một bộ phận cán bộ về chủ trương giao đất, giao rừng còn hạn chế. Họ sợ mất tài nguyên quốc gia khi giao rừng cho mọi thành phần kinh tế. Cùng với đó, công tác giao đất, giao rừng, cho thuê rừng qua các thời kỳ được thực hiện khác nhau, thiếu sự thống nhất; chính sách, quy định, trách nhiệm, quyền lợi của các chủ rừng cũng chỉ mang tính định hướng, thiếu cụ thể; chưa xác định cụ thể các đối tượng rừng để giao, cho thuê; thiếu chính sách hỗ trợ cho các chủ rừng, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân...; công tác triển khai giao đất, giao rừng của các cấp, ngành chậm, kém hiệu quả, chồng chéo, thiếu thống nhất...

de moi canh rung moi qua doi co chu dich thuc

Cán bộ Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Tiêm và các lực lượng chức năng tuần tra, bảo vệ rừng tại dốc Đá Trụt thuộc Tiểu khu 247

Để từng bước giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong công tác giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) hiện nay, theo ông Đặng Bá Thức - Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh, các bộ, ngành trung ương cần sớm xem xét, điều chỉnh một số điều của Luật Đất đai phù hợp với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; quy định rõ đối tượng cụ thể được giao đất, giao rừng theo từng loại rừng (phòng hộ, sản xuất...). Bộ NN&PTNT và TN&MT thống nhất ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp gắn với hồ sơ quản lý rừng để áp dụng trên toàn quốc...; hướng dẫn các địa phương ban hành đơn giá các loại rừng theo các nghị định, thông tư để thực hiện giao đất, rừng có thu tiền sử dụng rừng và cho thuê rừng; cần bố trí kinh phí thường xuyên cho UBND các tỉnh để thực hiện giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp theo quy định.

 

Trên cương vị lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước tỉnh về lâm nghiệp, ông Nguyễn Công Tố - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã có những kiến nghị cụ thể, sát tình hình thực tế về công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, kiến nghị UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan chỉ đạo UBND cấp huyện: tập trung kiểm tra, rà soát, xác định những khó khăn, vướng mắc để tập trung chỉ đạo, xử lý dứt điểm; khẩn trương giao, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp cho các hộ, nhất là đối với 46 ha đất tại TX Kỳ Anh; tổ chức bàn giao đất, rừng ngoài thực địa đối với diện tích 2.485 ha/20 xã/5 huyện, nhất là huyện Hương Khê (1.179 ha), TX Kỳ Anh (763 ha), Thạch Hà (358 ha)...

Ông Tố còn cho rằng, các địa phương cần tập trung tuyên truyền, vận động các hộ nhận đất, rừng thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ tài chính để hoàn thành kế hoạch giao, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp đúng quy định.

“Đối với diện tích 35.337 ha rừng và đất lâm nghiệp chưa giao, đang do UBND xã quản lý, cần chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, địa phương liên quan kiểm tra, rà soát, xác định diện tích có thể giao cho các hộ dân (không trùng các quy hoạch khác, diện tích đất cực đoan,...) để tiếp tục xây dựng phương án giao đất, giao rừng cho các hộ dân sản xuất” - ông Tố lưu ý.

Qua trao đổi, lãnh đạo một số địa phương có diện tích rừng, đất lâm nghiệp lớn trong tỉnh, như: Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn..., đều mong sớm nhận được sự hỗ trợ về mặt chuyên môn để địa phương tập trung thời gian, nhân lực hoàn thành việc giao, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp và tổ chức bàn giao đất, rừng ngoài thực địa cho các hộ. Đồng thời, tiếp tục kiểm tra, rà soát diện tích đất rừng không hiệu quả, không đúng mục đích đang do các chủ rừng quản lý để xem xét, tham mưu UBND tỉnh chuyển về địa phương giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng.

Hiện, một số hộ trong tỉnh đã và đang đầu tư lớn để SXKD nông lâm kết hợp trên diện tích giao khoán nên chưa an tâm và cũng không có cơ sở để hưởng chính sách ưu đãi, UBND tỉnh cần có chủ trương rà soát diện tích giao khoán ở các chủ rừng, nếu hợp lý thì nên thu hồi chuyển về địa phương để cấp giấy CNQSDĐ cho các hộ dân. Vụ 19 hộ dân ở Trôm Vo (Chi Lời), xóm Phố Tây, xã Sơn Tây (Hương Sơn) nhiều năm nay đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Tổng đội Thanh niên xung phong trả lại đất cho họ theo đúng Luật Đất đai là một ví dụ điển hình.

de moi canh rung moi qua doi co chu dich thuc

Rừng nguyên liệu 4 năm tuổi tại xã Kỳ Hoa (Kỳ Anh) đã đủ kích thước khai thác phục vụ nguyên liệu giấy, cho hiệu quả kinh tế cao

Những nông dân đang ngày đêm miệt mài lao động trên từng cánh rừng, quả đồi lại có những kiến nghị rất sát với tình hình thực tế. Ông Nguyễn Nam Giang (xóm Tân Cầu, xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh), nói: “Nhà nước cần tiếp tục quan tâm tổ chức tập huấn kiến thức liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng cho người dân, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, trình độ dân trí còn thấp; có chính sách hỗ trợ vay vốn đầu tư trồng rừng phù hợp, sát thực tiễn để người dân dễ tiếp cận, đặc biệt là đối với diện tích trồng rừng gỗ lớn lâu năm, các loại lâm đặc sản giá trị cao...”.

Còn ông Phạm Bá Minh (xã Sơn Kim 1) và ông Trần Viết Hùng (xã Sơn Tây, Hương Sơn) cho rằng, cần có chính sách khuyến khích đối với các hộ trồng cây bản địa, đầu tư xây dựng các khu chế biến tập trung; có cơ chế khi khai thác, tỉa thưa đối với rừng trồng xen, làm giàu, phục hồi rừng; đầu tư xây dựng, hỗ trợ cơ sở hạ tầng như: đường, điện... cho các khu SXKD tập trung, diện tích lớn.

Công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân miền núi và bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng. Khó khăn, bất cập là điều khó tránh khỏi khi thời gian thực hiện kéo dài..., nhưng tin rằng, với những giải pháp đồng bộ, cụ thể, sát thực tế, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, “mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi” ở Hà Tĩnh sẽ sớm có chủ đích thực.

Theo Trọng  Tuệ/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 244

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 29655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1230112

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72912821